Con đường phía trước

13/12/2013 08:26

Chỉ số PMI tháng 11 vẽ nên một bức tranh về sự ổn định mong manh. Hoạt động kinh tế được mở rộng so với tháng trước ở mức 50,3 điểm nhờ vào việc làm và sản lượng mạnh mẽ hơn.

Con đường phía trước

Chỉ số PMI tháng 11 vẽ nên một bức tranh về sự ổn định mong manh. Hoạt động kinh tế được mở rộng so với tháng trước ở mức 50,3 điểm nhờ vào việc làm và sản lượng mạnh mẽ hơn.

Đọc E-paper

Hoạt động sản xuất tăng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu cao của tháng trước. Mức giảm giá đầu vào từ 55,1 điểm xuống còn 54,5 điểm đã giúp nới lỏng việc thắt chặt lợi nhuận.

Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới giảm do nhu cầu xuất khẩu mới giảm cho thấy nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đơn đặt hàng mới yếu hơn so với hàng tồn kho, sản lượng có thể sẽ giảm trong tháng 12.

Một điểm sáng trong chỉ số PMI là chỉ số phụ nhân công việc làm tăng cao hơn từ mức 51,5 điểm trong tháng 10 lên đến 51,8 điểm trong tháng 11. Dòng vốn FDI tăng cao (lượng vốn giải ngân từ đầu năm đến nay đạt 10,5 tỷ USD trong khi vốn đăng ký là 13,8 tỷ USD) đã thúc đẩy nhu cầu đối với các lao động bán chuyên nghiệp mạnh hơn và hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu.

Xuất khẩu đã tăng từ mức lên 18,9% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu trong tháng 11 đã tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu thiết bị nguyên vật liệu tăng.

Thâm hụt thương mại từ đầu năm đến nay đã giảm từ mức 187 triệu USD xuống còn 95 triệu USD trong tháng 11. HSBC kỳ vọng năm 2013 sẽ khép lại với mức thặng dư thương mại nhỏ. Với dòng tiền được chuyển từ nước ngoài vào đang tăng, tài khoản vãng lai cũng sẽ trong tình trạng thặng dư hỗ trợ cho sự ổn định của tiền đồng.

Trong bức tranh tươi sáng hơn về sự ổn định vĩ mô khi đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ khoảng thời gian lịch sử với thâm hụt thương mại cao, mất giá tiền tệ và lạm phát cao, Chính phủ Việt Nam cũng không nên xao nhãng.

Đa phần những tiến triển là nhờ vào ham muốn tiêu dùng giảm đã khiến nhu cầu đối với các mặt hàng không thiết yếu giảm và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Tiêu dùng và đầu tư giảm chậm lại thực sự là điều cần thiết để hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng nhưng đổi lại phải trả giá bằng việc mất sản lượng, đặc biệt là sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sở hữu đa phần lực lượng lao động của đất nước (86%). Khối nhà nước chiếm 1/3 nền kinh tế lại chỉ sử dụng khoảng 10% lực lượng lao động hiếm hoi.

Nếu như các doanh nghiệp tư nhân trong nước được đánh giá là bộ phận hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam và có nhu cầu trọng yếu về lực lượng nhân viên, sức khoẻ của lĩnh vực này rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Điều này có nghĩa là lực lượng lao động cần phải hiệu quả hơn khi những nguồn lực được phân bổ cho những bộ phận Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư, khi mà lĩnh vực đầu tư đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về việc làm.

Nhưng lĩnh vực này chỉ sử dụng 3,3% lực lượng lao động. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể là chất xúc tác giúp Việt Nam thay đổi tích cực theo hai hướng:

(1) đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt được học hỏi kỹ thuật và cung cấp các linh kiện cho các công ty đa quốc gia nước ngoài;

(2) gia tăng nhu cầu cho các lao động kỹ thuật cao, thêm lực đẩy cho hệ thống giáo dục để cung cấp lao động có trình độ tay nghề cao hơn.

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam nhưng họ thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân. Vi tư nhân trong nước nhanh nhẹn hơn và hiệu quả hơn trong hoạt động của mình, họ cần nhiều hoạt động hỗ trợ để kích thích tăng trưởng.

Nếu không làm vậy, nhu cầu cho lao động bán chuyên của Việt Nam sẽ bị giới hạn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, những đơn vị có thể sẽ rời bỏ Việt Nam một khi lao động ở đây không còn mang tính cạnh tranh nữa.

(Nguồn: HSBC)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Con đường phía trước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO