Cổ phiếu ngành thủy điện: Cơ hội mùa mưa

HOÀNG LONG| 31/10/2013 00:28

Nhờ cộng hưởng của yếu tố thời tiết và chi phí tài chính giảm, do đó, so với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) niêm yết khác trên thị trường, quý III cũng là quý các DN thủy điện được đánh giá đạt doanh thu tốt nhất.

Cổ phiếu ngành thủy điện: Cơ hội mùa mưa

Nhờ cộng hưởng của yếu tố thời tiết và chi phí tài chính giảm, do đó, so với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) niêm yết khác trên thị trường, quý III cũng là quý các DN thủy điện được đánh giá đạt doanh thu tốt nhất.

Đọc E-paper

Trong đó, Thủy điện Cần Đơn (SJD) doanh thu quý III đạt 138 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 73,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 83% và 65% so với quý II/2013; năm 2013, dự báo doanh thu giảm nhẹ song lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng 7% so với năm 2012 nhờ chi phí lãi vay giảm.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, sản lượng điện trong quý IV của SJD sẽ đạt khoảng 105 triệu KWh, tương ứng doanh thu 57,8 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế trong quý IV dự báo đạt xấp xỉ 23 tỷ đồng, bằng 1/3 lợi nhuận của quý III.

Trong kế hoạch tái cấu trúc của Tập đoàn Sông Đà, SJD dự kiến sẽ được hợp nhất với Công ty CP Thủy điện Ry Ninh II (RHC) và Công ty CP Thủy điện Nà Lơi (NLC).

Tuy nhiên, tại NLC, Tổng công ty Sông Đà vẫn chưa thống nhất được ý kiến đối với nhóm các cổ đông còn lại, do đó, trước mắt, SJD sẽ được sáp nhập với RHC theo tỷ lệ 1:1.

Dự kiến việc hủy niêm yết RHC sẽ được thực hiện trong tháng 12/2013 và được hợp nhất vào SJD từ năm 2014. Về mặt lợi thế, SJD có quy mô lớn hơn và giá bán điện cho EVN cao hơn, do đó hiệu quả hoạt động tốt hơn so với RHC.

Xem xét một số chỉ tiêu dựa vào dữ liệu năm 2012, hầu hết các chỉ số hiệu quả hoạt động như EBIT/DT, ROA, ROE của SJD đều tốt hơn so với RHC. Tuy nhiên, nếu xét về lợi nhuận kinh doanh trước khấu hao, kết quả của RHC cũng khá khả quan.

Ngoài ra, RHC hầu như không chịu áp lực nợ vay, nợ dài hạn đến thời điểm 30/6/2013 chỉ còn hơn 4 tỷ đồng. Sau những xem xét giả thuyết ở trên, Rồng Việt đưa ra nhiều đánh giá khả quan đối với SJD.

Đầu tiên, tỷ suất cổ tức của công ty được duy trì ở mức tương đối hấp hẫn, bình quân là 13,8% trong giai đoạn 2010 – 2012. Ngoài ra, từ năm 2014, sau khi hoàn trả một phần lớn khoản nợ dài hạn, SJD hầu như không còn gánh nặng nợ vay và nhà đầu tư nên kỳ vọng công ty sẽ tăng mức chi trả cổ tức.

Thứ hai, công ty đang được hưởng thuế suất thuế thu nhập DN ở mức ưu đãi 5% trong thời gian bảy năm (tháng 6/2012 - tháng 6/2018), sau thời gian này, mức thuế suất là 20%. Cuối cùng, mức P/E forward 4,9 lần của SJD là mức tương đối thấp nếu so sánh với các DN cùng ngành khác như VSH, TBC và TMP.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn của SJD là thanh khoản khá thấp, khối lượng giao dịch bình quân chỉ khoảng 20.000 đơn vị/phiên. Do đó, Rồng Việt cho rằng SJD chỉ phù hợp với nhà đầu tư dài hạn và ưa thích cổ tức.

Trong dài hạn, quan ngại quá trình tái cấu trúc Tập đoàn Sông Đà có thể khiến SJD phải sáp nhập với một số DN cùng ngành nhưng hoạt động không hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cổ phiếu ngành thủy điện: Cơ hội mùa mưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO