Cổ phiếu ngành bán lẻ điện tử: Kỳ vọng tăng trưởng

Ý NHI| 05/08/2015 03:29

Từ năm 2013 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ điện tử vẫn duy trì quanh mốc 24% (theo số liệu quý III/2014 của Gfk).

Cổ phiếu ngành bán lẻ điện tử: Kỳ vọng tăng trưởng

Từ năm 2013 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ điện tử vẫn duy trì quanh mốc 24% (theo số liệu quý III/2014 của Gfk).

Đọc E-paper

Trong đó, nhóm sản phẩm thông tin liên lạc vẫn chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất. Ba nhóm sản phẩm chính khác (sản phẩm công nghệ thông tin, điện máy (điện lạnh và điện gia dụng), điện tử đóng góp hơn 50% tổng doanh số) cũng khởi sắc hơn các năm trước.

Sức cầu duy trì tốt được thúc đẩy bởi tỷ lệ gia tăng tầng lớp trung lưu (theo ước tính của ANZ, mỗi năm Việt Nam có thêm 2 triệu người tiêu dùng gia nhập tầng lớp trung lưu) và quá trình đô thị hóa.

Ngoài các yếu tố tăng cầu, một số động lực khác hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong ngành như: (1) chi phí thuê địa điểm kinh doanh (thường chiếm hơn 40% tổng chi phí hằng tháng của các cửa hàng bán lẻ điện máy) thấp hơn trung bình các năm gần đây (theo số liệu của CBRE, giá thuê mặt bằng bán lẻ quý IV/2014 tiếp tục giảm gần 12% so với quý III/2014; (2) lãi suất vay duy trì ổn định ở mức hợp lý sẽ hỗ trợ DN về vốn tài trợ tài sản lưu động.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng, giới phân tích cho rằng các DN có thị phần lớn, có nhân dạng thương hiệu tốt, tiềm lực mạnh và quản trị vốn lưu động hiệu quả sẽ chiếm được ưu thế cạnh tranh trong ngành này.

Chẳng hạn, cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (MWG) có doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2015 được dự phóng tăng trưởng 39% và 22% so với năm 2014 nhờ các cửa hàng mở mới nửa sau năm 2014 và yếu tố thị trường ủng hộ.

Chiến lược kinh doanh điện máy với các cửa hàng quy mô nhỏ sẽ giúp dienmay.com giảm được yếu tố rủi ro trong quá trình thăm dò thị trường và mở rộng kinh doanh.

Chuỗi kinh doanh thegioididong.com tiếp tục mở rộng, tiến đến mốc thị phần 40% thị trường điện thoại và đẩy mạnh các chương trình chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng độ trung thành của khách hàng.

MWG có cách quản trị vốn lưu động tốt và hiệu suất sinh lời hiện tại cao hơn trung bình ngành nhờ vào hệ thống quản trị trên nền công nghệ thông tin xây dựng nội bộ (ERP).

Cổ phiếu PET của Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp dầu khí (PET) cũng vậy. Trong năm 2015, DN này đặt LNST 188 tỷ đồng, cao hơn 4,5% so với năm trước.

Với sự ổn định trong hoạt động sau khi đã chuyển mảng kinh doanh điện thoại sang cung cấp dịch vụ cho Samsung từ cuối năm 2013, EPS năm 2015 của PET được kỳ vọng sẽ không biến động so với năm 2014, tương ứng khoảng 2.900 đồng.

Hiện tại, PET đang được giao dịch tại mức PE (khoảng 7,8 lần) thấp hơn so với DN cùng ngành.

Mới đây, 23,58 triệu cổ phiếu của Công ty CP Thế giới số Digiworld (DGW) niêm yết trên HOSE cũng đáng để cân nhắc. Bởi Digiworld hiện đang dẫn đầu thị trường phân phối máy tính (chiếm hơn 24% thị phần) và chiếm thị phần khoảng 8% của thị trường phân phối điện thoại sau 3 năm.

Trong 3 năm 2012 - 2014, Digiworld có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, với doanh thu tăng trưởng kép 51%, cao hơn 1,3 lần trung bình tham chiếu. Sáu tháng đầu năm 2015, doanh thu thuần của công ty này đạt 2.092 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ 2014 và bằng khoảng 35% kế hoạch năm.

Nếu tính theo tăng trưởng lợi nhuận thì lợi nhuận sau thuế (LNST) của Digiworld cũng đạt mức tăng trưởng kép trong giai đoạn 2012 - 2014 với hơn 42%. LNST 6 tháng đầu năm 2015 cũng đạt mức xấp xỉ cùng kỳ, đạt 59,7 tỷ đồng tương ứng với biên lợi nhuận ròng khoảng 2,9%.

Trong ngày chào sàn, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT Digiworld, khẳng định, nếu không đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đặt ra trong năm 2015 lần lượt là 6.000 tỷ đồng và 160 tỷ đồng thì Công ty vẫn đạt mức tăng trưởng 23% và 25%.

Lợi thế ngành là có, song theo một số chuyên viên phân tích, các chuỗi cửa hàng của DN trong ngành rất dễ rơi vào tình trạng hoạt động dưới điểm hòa vốn kéo dài, thâm chí gặp khó do tính cạnh tranh mở rộng thị phần đang diễn ra gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá và các rủi ro liên quan đến đặc thù ngành nghề kinh doanh.

Các DN trong ngành thường chấp nhân biên lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ trong giai đoạn nhất định để cạnh tranh với đối thủ do đặc thù sản phẩm công nghệ dễ bị mất giá trị. Do đó, chỉ có DN tiềm lực vốn mạnh mới là một điểm hỗ trợ tốt trong chiến lược mở rộng thị phần.

>Các đại gia điện tử Nhật Bản “chết mòn” vì đâu?

>Ngành điện tử VN hấp dẫn nhà đầu tư Nhật, Hàn

>Bán lẻ điện tử: Cuộc đấu ONLINE

>Làm ăn với châu Phi: Giao dịch điện tử, coi chừng bị lừa

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cổ phiếu ngành bán lẻ điện tử: Kỳ vọng tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO