Chứng khoán, lãi suất: Có cùng nhịp điệu?

LÊ TÁ ĐIỀN| 20/05/2009 08:57

Từ vài tháng nay, thị trường chứng khoán tăng nóng trở lại, cùng lúc đó các ngân hàng lại bắt đầu nhíchlãi suất lên. Giữa hai “bình thông nhau” này, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn khi tính toán đến rủi ro lạm phát.

Chứng khoán, lãi suất: Có cùng nhịp điệu?

Từ vài tháng nay, thị trường chứng khoán tăng nóng trở lại, cùng lúc đó các ngân hàng lại bắt đầu nhíchlãi suất lên. Giữa hai “bình thông nhau” này, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn khi tính toán đến rủi ro lạm phát.

Tăng lãi suất, không hẹn mà gặp

Từ vài tháng nay, thị trường chứng khoán tăng nóng trở lại, cùng lúc đó các ngân hàng lại bắt đầu nhích lãi suất lên. Giữa hai “bình thông nhau” này, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn khi tính toán đến rủi ro lạm phát.

Từ đầu tháng Tư đến nay, các ngân hàng lớn nhỏ đều điều chỉnh lãi suất, có ngân hàng phát hành kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn. Cụ thể như Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SaiGon Bank) triển khai chương trình tiết kiệm, với lãi suất lên đến 8,4%/năm dành cho khách hàng gửi tiền trên 9 tháng. Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội tung ra thị trường gói “Tiết kiệm siêu hấp dẫn 3+”, lãi suất 9,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng; mức lãi suất thưởng 0,25%/năm. Các ngân hàng lớn như Ngoại thương (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển... mức độ cạnh tranh cũng được đẩy lên với các hình thức huy động vốn chớp nhoáng. Ngân hàng Công Thương (Vietin Bank) phát hành chứng chỉ tiền gửi, lãi suất lên tới 9%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn ngắn hơn cũng tương đương với nhiều ngân hàng khác hiện có lãi suất cao trên thị trường.

Điểm đáng lưu ý trong đợt tăng lãi suất này là đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, các ngân hàng đều đưa ra lãi suất từ 9% đến 9,5%/năm, trong khi lãi suất kỳ hạn từ ba đến sáu tháng chỉ có 8% - 8,5%/năm. Tuy nhiên, để ổn định nguồn vốn, một số ngân hàng quy định khách hàng không được rút trước hạn nhưng cho phép được cầm cố sổ tiết kiệm để vay lại 90% số tiền đã gửi.

Theo một chuyên viên của một ngân hàng tại quận 7, để chuẩn bị vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vay, ngân hàng cần có một khối lượng tiền lớn. Các doanh nghiệp sau thời gian khó khăn do suy thoái thị trường, nay đã yên tâm sản xuất trở lại và mạnh dạn vay vốn. Mặt khác, chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vẫn còn hiệu lực từ nay đến cuối năm, nên nếu dùng tiền vay VietinBank, doanh nghiệp cũng chỉ trả lãi khoảng 5% và có thể yên tâm sản xuất.

Trong khi đó, người dân thường chọn kênh đầu tư có lợi nhuận cao để đưa vốn vào. Mặc dù nhiều rủi ro nhưng đầu tư chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn nhất. Thí dụ như nhà đầu tư chọn cổ phiếu REE, SAM, hai cổ phiếu bị cảnh báo do làm ăn lỗ hồi năm ngoái, cũng được mức lợi nhuận hơn 90% thị giá lúc mua trong vòng 45 ngày. Còn mua các cổ phiếu có tính thanh khoản như STB của Sacombank, ngày nào cũng giao dịch trên 6 triệu cổ phiếu (7 phiên gần đây), mức lãi vẫn được 45% mà không sợ bán khó. Hay như đầu tư cổ phiếu SSI, trong vòng 45 ngày cũng được lãi 75% trên vốn đầu tư. Tuy nhiên, cũng có các mã bị giảm giá hoặc đứng giá trong thời gian dài do kết quả kinh doanh kém, khiến nhà đầu tư không hưởng được chênh lệch giá, nhưng đó là số ít.

Lạm phát, rủi ro nhỡn tiền ?

Với đà tăng lãi suất thế này, nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng sẽ còn tiếp tục nếu xảy ra lạm phát. Tuy nhiên, khi chỉ số chứng khoán có sự điều chỉnh mạnh, để được an toàn vốn, nhà đầu tư lại chọn gửi tiết kiệm ngân hàng. Khi chương trình hỗ trợ vốn không còn (vì đây là giải pháp nhất thời của Chính phủ để đẩy kinh tế trong nước đi lên), lúc đó, liệu doanh nghiệp có muốn vay vốn với lãi suất cao để sản xuất kinh doanh nữa hay không, và ngân hàng có phải gặp khó khăn để giải quyết đầu ra do phải huy động vốn với lãi suất cao.

Như vậy, ngân hàng tăng lãi suất huy động, thị trường chứng khoán, bất động sản có tăng nóng như hiện nay chỉ là sự kiện “lịch sử lập lại”. Do đó, nhà đầu tư cần phải tỉnh táo, nhất là những ai mượn danh nghĩa vay vốn tiêu dùng để đầu tư vào chứng khoán. Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu từ đồng vốn vay, ít giữ được bình tỉnh khi chỉ số VN Index mới có nhích chút đi xuống. Tâm lý đám đông thúc đẩy nhà đầu tư bán nhanh cổ phiếu ra ào ạt, khiến cho đối tượng này khó rời bỏ thị trường một cách nhanh chóng để hoàn lại vốn vay. Về phía ngân hàng sẽ ít bị rủi ro hơn khi đã có được vật thế chấp, nhưng sự thất bại về tài chính của một doanh nghiệp hay của các cá nhân cũng là điều không hay cho xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chứng khoán, lãi suất: Có cùng nhịp điệu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO