Chính sách của ông Trump - lực đẩy bán ra đồng USD?

13/02/2017 06:33

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đưa ra nhiều chính sách bất lợi với đồng USD và sẽ còn nhiều rắc rối đang ở phía trước".

Chính sách của ông Trump - lực đẩy bán ra đồng USD?

Tuy đồng USD đã tăng mạnh kể từ khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ nhưng chính quyền Donald Trump đang đưa ra nhiều chính sách bất lợi với đồng bạc xanh và sẽ còn nhiều rắc rối đang ở phía trước, các chiến lược gia tại J.P. Morgan cảnh báo.

Đội ngũ chiến lược của J.P. Morgan mà dẫn đầu là Paul Meggyesi cho rằng, đã đến lúc giới đầu tư nên bán USD để đổi lấy tài sản an toàn như yên Nhật (JPY) hoặc franc Thụy Sĩ (CHF). Nhận định này được đưa ra sau khi Trump và cố vấn thương mại của ông bình luận rằng đồng USD đang quá mạnh.

"Niềm tin vào vị thế của USD đang bị xói mòn bởi các quyết sách bất thường từ Nhà Trắng", J.P. Morgan cho biết.

"USD đã mất 45% mức tăng hậu bầu cử, nhưng chúng tôi tin rằng đà giảm của USD vẫn còn tiếp diễn, nhất là so với đồng yên", giới chuyên gia nhận định.

Chỉ số ICE, đo sức mạnh đồng bạc xanh với các đồng tiền chủ chốt khác trong giỏ tiền tệ, tăng lên đỉnh 14 năm hồi đầu tháng Một với hy vọng chính quyền Trump sẽ kích thích kinh tế Mỹ, thúc đẩy lạm phát và buộc lãi suất neo cao hơn. Tuy nhiên, cái gọi là "cú hích của Trump" ("Trump Bump)", sau khi đẩy giá cổ phiếu lên mức kỷ lục, đã bắt đầu mất tác dụng trong những tuần gần đây khi thị trường phản ứng với những động thái đầu tiên của vị tân tổng thống.

Trên thực tế, đồng USD đã có tháng Một tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua. Điều này xảy ra khi Trump đưa ra nhận định hôm 17/1 rằng đồng USD quá mạnh khi so với CNY hay yen. Và mới tuần trước, người đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia Peter Navarro nói đồng euro "bị định giá quá thấp" và cáo buộc Đức lợi dụng Mỹ và EU vì tỷ giá hối đoái.

>>Startup Trung Quốc "mê" nhân dân tệ hơn đô la Mỹ

Báo cáo cũng cho thấy chính quyền mới của Mỹ nhất định phá vỡ chính sách đồng USD mạnh kéo dài hai thập kỷ qua và đẩy đồng bạc xanh xuống giá trị thấp hơn. Một khi USD yếu sẽ khiến cho hàng hóa của Mỹ rẻ hơn ở nước ngoài, nhất là châu Âu và châu Á, giúp thúc đẩy xuất khẩu của các công ty Mỹ.

"Mọi chuyện tiếp diễn thế nào vẫn còn phải chờ đợi, nhưng chúng tôi tin chiến lược hợp lý là bán khống đồng đô la so với các đồng tiền khác tại: nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ; nước có đồng nội tệ bị định giá thấp; và/hoặc nước đang công khai kiểm soát tiền tệ chặt chẽ với quy mô lớn và can thiệp ngoại hối lâu dài", giới chuyên gia J.P. Morgan nói.

Điều này đặc biệt nhắm vào đồng yen và đồng franc Thụy Sĩ. Vì Nhật Bản có thặng dư thương mại lớn với Mỹ và đồng yen của nước này cũng bị định giá thấp, còn Thụy Sĩ đã can thiệp quá sâu vào thị trường ngoại hối khiến Kho bạc Mỹ đang xem xét có nên đặt nước này vào tình trạng thao túng tiền tệ hay không, các chuyên gia J.P. Morgan phân tích.

Dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cho thấy, lượng USD được nắm giữ bởi giới đầu cơ trong tuần trước đã giảm ròng tuần thứ tư liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chính sách của ông Trump - lực đẩy bán ra đồng USD?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO