"Bong bóng tín dụng tiêu dùng" đang bị bơm căng?

ANH KHOA| 02/06/2018 08:26

Thông tin SeABank gần đây mua lại Công ty Tài chính Bưu điện cho thấy các ngân hàng vẫn tăng cường cho vay tiêu dùng vốn đã "nóng" trong suốt thời gian qua.

Trước thực trạng này, nhà điều hành và nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo "quả bóng" tín dụng tiêu dùng có thể nổ.

Quá nhiều ngân hàng lập công ty tài chính

Trước SeABank đã có nhiều ngân hàng mua lại, thâu tóm hoặc sáp nhập công ty tài chính nhằm phát triển mảng cho vay tiêu dùng.

Có thể kể đến các thương vụ như SHB nhận sáp nhập Công ty Tài chính CP Vinaconex Viettel (VVF) sau khi thành lập Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng SHB với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. HDBank mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF) chuyển thành HDFinance, sau đó chuyển nhượng 49% cổ phần cho Tập đoàn Crédit Saison (Nhật Bản), đồng thời đổi tên thành Công ty TNHH Tài chính HD Saison (HD Saison Finance). Techcombank mua lại Công ty Tài chính CP Hóa chất, chuyển thành Công ty Tài chính TNHH MTV Kỹ thương. VPBank thành lập FE Credit sau khi nhận sáp nhập Công ty TNHH MTV Tài chính Than khoáng sản. Trong năm 2016, Maritime Bank mua lại Công ty Tài chính CP Dệt may, Ngân hàng Quân đội nhận sáp nhập Công ty Tài chính CP Sông Đà (SDFC), thành lập Công ty Tài chính TNHH MTV MB.

Thu nhập của người dân ngày càng tăng cùng với định hướng kích thích sức tiêu dùng nội địa, chính sách tiền tệ nới lỏng đã thúc đẩy nhu cầu vay nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng tăng trưởng mạnh. Bây giờ người nào có nhu cầu mua một mặt hàng nào đó thì đã có sẵn hàng chục công ty tài chính sẵn sàng cho vay.

Không chỉ riêng các ngân hàng hay công ty tài chính, mô hình Fintech phát triển mạnh gần đây cũng đem lại cho khách hàng những cơ hội vay vốn dễ dàng. Tuy nhiên, chính vì có quá nhiều nhà cung cấp nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng tăng, rất có thể dẫn đến những rủi ro.

Nguy cơ nợ xấu

Chính vì mức độ cạnh tranh cao, các ngân hàng, công ty tài chính dùng nhiều chiêu thức để lôi kéo khách hàng, chẳng hạn như thẩm định không chặt chẽ, cho vay dễ dãi hơn. Chỉ cần sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, khách hàng đã tiếp cận được những khoản vay hàng chục triệu đồng. Đối với tổ chức cho vay, do mỗi khoản vay là không quá lớn và vì có quá nhiều khách hàng vay nên việc thẩm định nhiều khi bị bỏ qua.

Do vay dễ dàng hơn nên một số khách hàng có xu hướng vay tại nhiều công ty tài chính với các khoản vay đã vượt khả năng chi trả.

Do vay dễ dàng hơn nên một số khách hàng có xu hướng vay tại nhiều công ty tài chính với các khoản vay đã vượt khả năng chi trả. Cần biết, ở các quốc gia phát triển, cho vay tiêu dùng cá nhân phát triển mạnh là do đã số hóa được thông tin của từng người dân và có hệ thống quản lý rất tốt, trong khi tại Việt Nam điều này còn rất nhiều bất cập.

Cần biết, ở các quốc gia phát triển, cho vay tiêu dùng cá nhân phát triển mạnh là do đã số hóa được thông tin của từng người dân và có hệ thống quản lý rất tốt, trong khi tại Việt Nam điều này còn rất nhiều bất cập.

Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam cũng thiếu hệ thống để chấm điểm tín dụng cá nhân, trong khi một bộ phận người vay sẵn sàng "bùng nợ", quỵt nợ, đổi chỗ ở. Và đặc biệt là việc vay nhiều nơi một lúc nên nhiều người không thể đủ sức trả nợ khiến công ty tài chính vướng nợ xấu là tất yếu.

Như trường hợp của FE Credit, dư nợ tín dụng vào cuối 2014 chỉ mới 3.634 tỷ đồng, thì đến năm 2015 tăng lên 20.207 tỷ đồng, năm 2016 là 32.104 tỷ đồng và cuối năm 2017 là gần 45.000 tỷ đồng.

Nợ xấu của FE Credit cũng đã tăng đáng kể qua các năm, theo đó tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 là 4,05%, đến 2016 tăng lên 6%, cuối 2017 giảm gần 5%, nhưng cuối quý I vừa qua tăng lên 5,9%. Nếu nhìn vào dư nợ tuyệt đối đã tăng mạnh trong những năm qua, có thể hiểu nợ xấu tính theo tuyệt đối đã tăng rất mạnh.

Cảnh báo

Trước nguy cơ nợ xấu tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và nhiều chuyên gia kinh tế gần đây liên tiếp cảnh báo về cho vay tiêu dùng. Có vẻ như "bong bóng tín dụng tiêu dùng" đang ngày càng bị bơm căng trước nhu cầu cho vay lẫn đi vay tăng mạnh, trong bối cảnh tiền tại các ngân hàng dồi dào cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ.

Chỉ thị số 01 mà NHNN ban hành hồi đầu năm nay, ngoài yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các công trình BOT, BT giao thông thì một nội dung mới đáng chú ý là yêu cầu các tổ chức tín dụng thận trọng khi tăng trưởng tín dụng tiêu dùng.

Vào tháng 2, NHNN lại có công văn số 563 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm soát chặt chất lượng tín dụng tiêu dùng.

Ngày 15/5 vừa qua, NHNN lại có văn bản số 3436/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấn chỉnh việc cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống, theo đó phải ban hành đầy đủ quy định về khung lãi suất áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về thu hồi nợ, minh bạch hóa việc cho vay để đảm bảo lợi ích của khách hàng. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Bong bóng tín dụng tiêu dùng" đang bị bơm căng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO