Biến động giá ở nhiều ngành mới

HOÀNG LONG| 11/03/2015 00:09

Trái ngược với diễn biến chung của thị trường tuần qua, các cổ phiếu ngành điện giao dịch khá sôi động và có sự tăng trưởng khá như NT2 (+4,7%), TMP (+4,1%), VSH (+2,2%), TBC (+2%)... sau khi những thông tin về việc điều chỉnh tăng giá điện được công bố trong phiên họp của Chính phủ.

Biến động giá ở nhiều ngành mới

Trái ngược với diễn biến chung của thị trường tuần qua, các cổ phiếu ngành điện giao dịch khá sôi động và có sự tăng trưởng khá như NT2 (+4,7%), TMP (+4,1%), VSH (+2,2%), TBC (+2%)... sau khi những thông tin về việc điều chỉnh tăng giá điện được công bố trong phiên họp của Chính phủ.

Đọc E-paper

Cụ thể, từ 16/3/2015, giá điện được tăng 7,5%, lên bình quân 1.622,05 đồng/kWh. Chuyên viên ngành của VDSC cho rằng, việc tăng giá điện lần này sẽ có những tác động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Với các công ty ngành điện, giá điện tăng sẽ không giúp cải thiện biên lợi nhuận do giá bán đã được quy định trong hợp đồng với EVN.

Tuy nhiên, chi phí của nhiều đơn vị sản xuất như xi măng, sắt thép, phân bón, hóa chất... sẽ bị tăng lên đáng kể do điện thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá vốn (từ 10 - 20 %) và giá điện tăng sẽ có những tác động lên chỉ số giá tiêu dùng của tháng 4. Việc lạm phát tăng sẽ không đáng quan ngại do mặt bằng giá hiện tại đang ở mức khá thấp, CPI tháng 2 đã giảm 0,11% so với tháng trước đó.

Cũng trong tuần vừa qua, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) công bố bắt đầu thực hiện chương trình nới lỏng tiền tệ từ ngày 9/3/2015 với giá trị trái phiếu mua vào khoảng 60 tỷ euro/tháng kéo dài trong 19 tháng. ECB cũng thông báo sẽ tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0,25%.

Chuyên viên của RongViet Research cho rằng, chính sách kích thích kinh tế mới được áp dụng sẽ gia tăng kỳ vọng vào sự hồi phục của đà tăng trưởng của khu vực này. Tăng trưởng GDP của khu vực này cũng được ECB tăng mức dự báo lên 1,5%, 1,9% và 2,1% trong năm nay và hai năm tới.

Tới thời điểm hiện tại, có khoảng 20 ngân hàng trung ương trên thế giới sử dụng công cụ cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Gần đây nhất, trong cuộc họp ngày 4/3, Ấn Độ quyết định sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần thứ 2 trong năm nay từ mức 7,75% xuống còn 7,5%.

Theo kinh tế gia trưởng Rob Subbaraman của Tập đoàn Nomura, "sẽ có nhiều ngân hàng trung ương gây bất ngờ bằng các chính sách nới lỏng tiền tệ và điều này cũng giúp làn sóng này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong năm 2015".

Trong một luồng thông tin khác, theo kết quả xét lại danh mục định kỳ của Quỹ ETF FTSE Vietnam, các cổ phiếu OGC, HSG và CSM sẽ bị loại và không có mã cổ phiếu nào được thêm vào danh mục của FTSE trong đợt này. Giới phân tích cho rằng, các nhà đầu tư nên chú ý quan sát giao dịch của các cổ phiếu này trong tuần tới, đặc biệt là OGC - cổ phiếu có nhiều biến động giá mạnh trong thời gian gần đây.

Một điểm khiến giới phân tích phải suy nghĩ thêm nữa là khối lượng sụt giảm so với các phiên xanh điểm cho thấy lực cung bán ra chưa thực sự mạnh, bên cạnh đó việc khối lượng vẫn duy trì trên mức bình quân 10 phiên thể hiện dòng tiền tham gia thị trường vẫn khá tích cực, do đó nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và có thể mua tích lũy thêm ở các phiên điều chỉnh trong các phiên giao dịch trong tuần.

>Giá cổ phiếu bằng ly trà đá
>Việt Nam có cơ hội phát triển nhảy vọt về điện năng
>Giá điện sẽ tăng 7,5% kể từ ngày 16/3

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Biến động giá ở nhiều ngành mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO