Bập bềnh cổ phiếu trôi nổi

HỒNG PHÁT| 01/11/2013 08:25

Thông tin về số lượng cổ phiếu trôi nổi (floating) luôn ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tính toán cổ phiếu trôi nổi luôn là một bài toán khó vì liên quan đến khá nhiều vấn đề.

Bập bềnh cổ phiếu trôi nổi

Thông tin về số lượng cổ phiếu trôi nổi (floating) luôn ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tính toán cổ phiếu trôi nổi luôn là một bài toán khó vì liên quan đến khá nhiều vấn đề.

Đọc E-paper

Đa chiều quan điểm

Doanh nghiệp A có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, như vậy số lượng cổ phiếu (CP) lưu hành (mệnh giá 10.000 đồng/CP) tương ứng sẽ là 100 triệu CP. Các cổ đông lớn của A, nắm giữ dài hạn chiếm khoảng 90% vốn điều lệ, như vậy 10% vốn còn lại sẽ trôi nổi ngoài thị trường, tương đương với khoảng 10 triệu CP.

Để tính được lượng CP trôi nổi sẽ phải xác định lượng CP cố định có khối lượng lớn (từ 5% trở lên), được sở hữu bởi các nhà đầu tư lớn, có công bố thông tin và mục tiêu nắm giữ dài hạn.

Hiện nay, mới chỉ có cổ đông nhà nước là có thể xác định được lượng sở hữu tương đối dễ dàng thông qua các thông tin đã được công bố, bên cạnh đó là các cổ đông nội bộ, cổ đông bị hạn chế chuyển nhượng.

Vinamilk (VNM) hiện đang có vốn điều lệ 8.340 tỷ đồng, tương đương với 834 triệu CP lưu hành. Cổ đông lớn nhất hiện nay của VNM chính là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) khi nắm giữ 45% cổ phần, nhưng điều này không có nghĩa là 55% cổ phần còn lại (tương đương 459 triệu CP) là CP trôi nổi trên thị trường.

Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại VNM cũng đã chạm mốc 49% (hết room). Nhiều cổ đông nước ngoài nắm giữ VNM từ lâu, tỷ lệ sở hữu đã không thay đổi từ nhiều năm và đây cũng là những cổ đông dài hạn.

Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc Môi giới Công ty Chứng khoán MHBs: "CP trôi nổi cũng có thể gọi là CP có khả năng giao dịch thường xuyên, giao dịch ngay lập tức mà không cần phải công bố. Tính toán lượng CP trôi nổi rất quan trọng đối với những quỹ mở, quỹ mô phỏng chỉ số hoặc các quỹ ETF, vì nếu tính sai sẽ tạo ra rủi ro thanh khoản cho danh mục đầu tư”.

Nếu xem số CP của nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dài hạn là cố định thì lượng CP trôi nổi của VNM trên thị trường có khi chỉ còn khoảng 5-10%.

Hai quan điểm khác nhau đã dẫn đến hai cách tính khác nhau về lượng CP trôi nổi trên thị trường của VNM, xác định quan điểm nào đúng và phù hợp với thực tế quả là không đơn giản.

Thực chất, dù cổ đông là Nhà nước hay nhà đầu tư nước ngoài thì trong một công ty cổ phần cũng đều là cổ đông.

Nếu VNM vẫn tiếp tục kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng đều đặn thì cổ đông nào cũng muốn nắm giữ dài hạn, việc thoái vốn nếu có chỉ đến từ những trường hợp đột xuất. Vậy nên nếu chỉ tính riêng cổ đông nhà nước mà không tính cổ đông nước ngoài nắm giữ dài hạn e là chưa đủ.

Điểm nghẽn thông tin

PVGas (GAS) hiện đang có vốn điều lệ 18.950 tỷ đồng, tương đương với 1.895 triệu CP đang lưu hành. Nhà nước (đại diện là Petro Vietnam) hiện đang nắm giữ 96,72% cổ phần của GAS nên 3,28% cổ phần còn lại, tương đương 62 triệu CP được xem là lượng trôi nổi.

Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên của GAS lại liệt kê một loạt các tổ chức đang nắm giữ CP này như JF Vietnam Opportunities Fund, Royal Bank of Scotland Plc, Pheim Aizwa Trust...

Nhưng cũng không thể nắm bắt cụ thể các tổ chức này giao dịch và sở hữu như thế nào bởi tỷ lệ sở hữu đều khá thấp (tất nhiên là dưới 5%) nên sẽ không phải là cổ đông lớn, nên không có ràng buộc về công bố thông tin.

Giả định có niều tổ chức nước ngoài nắm giữ GAS từ thời tham gia niêm yết cho đến giờ và vẫn quyết định nắm giữ dài hạn thì lượng CP trôi nổi của GAS có khi còn thấp hơn nhiều con số 62 triệu CP như tính toán ở trên.

Giả định này, có nhiều khả năng trở thành sự thật vì cũng như VNM, GAS liên tục công bố kết quả kinh doanh ấn tượng và giá CP vẫn cứ tăng đều đều trong thời gian qua.

Tại một số thị trường chứng khoán quốc tế, đã có cách tính lượng CP trôi nổi của các quỹ, các tổ chức đầu tư như sau: Những quỹ đóng, thường đầu tư dài hạn thì phần nắm giữ sẽ được xem là phần cố định (trong dài hạn) trong khi những quỹ mở (dòng tiền thường xuyên vào ra), các quỹ ETF chuyên "lướt sóng" theo chỉ số thì dù có nắm giữ với khối lượng lớn thì phần này cũng vẫn được tính là "trôi nổi".

Tuy nhiên, nếu đem cách tính này áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ gặp không ít trở ngại: Đầu tiên là sự nhất quán về tiêu chí cũng như hành động của các quỹ có khi không được bảo đảm.

Ví dụ, một quỹ đầu tư ban đầu công bố mục tiêu dài hạn nhưng sau một thời gian thua lỗ thì lại tính đường thoái vốn. Hoặc cũng có quỹ đầu tiên hoạt động dạng đóng nhưng sau một thời gian lại chuyển sang quỹ mở.

Rồi việc cập nhật thông tin liên quan đến các quỹ đầu tư cũng không phải đơn giản vì không phải quỹ nào cũng có tính đại chúng cao, rồi thường xuyên công bố thông tin.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bập bềnh cổ phiếu trôi nổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO