Vị thuốc quý điều trị bệnh run

DS. THU THẢO| 11/04/2014 09:05

Trong Đông y, Câu đằng và Thiên ma được xem như hai vị thuốc đầu bảng điều trị các bệnh về rối loạn chức năng của hệ thần kinh.

Vị thuốc quý điều trị bệnh run

Trong Đông y, Câu đằng và Thiên ma được xem như hai vị thuốc đầu bảng điều trị các bệnh về rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Bài thuốc kinh điển "Thiên ma Câu đằng ẩm" chuyên trị chứng can thận âm hư, can phong nội động với các biểu hiện nhẹ là run, co giật, động kinh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, nặng thì bán thân bất toại.

Đọc E-paper

Câu đằng có tên khoa học là Uncaria Rhynchophylla (Miq). Bộ phận dùng để làm thuốc là những đoạn thân có mấu cành (gai ở kẽ lá), cong như lưỡi câu. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của Câu đằng trong việc điều chỉnh các rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật.

Trong đó nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của Câu đằng trong điều trị bệnh Parkinson được thực hiện tại Trường Y học Trung Quốc, do GS-TS. Li Min phụ trách. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân được điều trị kèm với đơn thuốc Đông y có chứa Câu đằng đã cải thiện rõ rệt biểu hiện run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón.

Một nghiên cứu khác của BS. Chung-Hsiang Liu và cộng sự về tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và chống động kinh của Câu đằng cho thấy Câu đằng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi quá trình thoái hóa, lão hóa. Đặc biệt, sau 6 tuần uống Câu đằng, các cơn co giật, động kinh đã bị suy yếu đáng kể.

Các nhà khoa học cho rằng trong Câu đằng có chứa một số Acide Amin và Peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh. Đây là một phát hiện có thể giúp làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não.

Luôn đồng hành với Câu đằng trong các bài thuốc điều trị run là Thiên ma - tên khoa học là Gastrodia elata Blume, bộ phận dùng làm thuốc là thân củ phơi khô. Nhắc đến Thiên ma không thể không nói đến tam kháng và tam trấn.

Tam kháng có nghĩa là 3 chống: chống động kinh, chống hôn mê và chống phong thấp. Tam trấn bao gồm trấn tĩnh, trấn kinh (chống co giật) và trấn thống (cắt cơn đau).

Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh Thiên ma đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.

Với lợi thế sử dụng an toàn, nên trong các bài thuốc trị chứng run (run tay, run chân, run giật toàn thân...), co giật, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê bại, bán thân bất toại, nói năng khó khăn đều có vị thuốc này.

Với những bằng chứng của y học hiện đại về tác động của Thiên ma, Câu đằng đối với các rối loạn chức năng của hệ thần kinh, một lần nữa cho thấy sự phối hợp này đã mở ra hy vọng cho những người bị chứng run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run ở người cao tuổi, run do tai biến mạch máu não, run do rối loạn thần kinh thực vật...

>Trầm cảm và hoạt động thể lực
>Tìm cơ chế bệnh Parkinson từ ruồi giấm
>
Làm thế nào giảm thiểu tai biến cho người bệnh?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vị thuốc quý điều trị bệnh run
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO