Những dấu hiệu sớm của chứng trầm cảm

15/06/2017 00:04

Những dấu hiệu đầu tiên của chứng trầm cảm không nên bỏ qua để hạn chế hậu quả nghiêm trọng.

Những dấu hiệu sớm của chứng trầm cảm

Những dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác và dễ bị bỏ qua dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trầm cảm là một dạng bệnh rối loạn thường gặp trong tâm thần học. Nó khiến người bệnh rơi vào trạng thái buồn bã, mất hứng thú trong thời gian dài, ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tâm trạng, hành vi của người bệnh. Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào nhưng dễ xảy ra ở nữ giới hơn.


Link bài viết

Trầm cảm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngoài những ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ , nó còn là nguyên nhân dẫn đến những hành vi xấu, thậm chí là tự tử. Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, có tới 48% số người mắc bệnh trầm cảm đã có ý định này.

Tuy dễ mắc nhưng căn bệnh này thường rất dễ bỏ qua bởi các dấu hiệu bệnh khá giống với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi, stress... Hơn nữa, rất nhiều người lại chủ quan với căn bệnh trầm cảm nên không chú ý đến việc điều trị. Chính điều này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau đó.

Những dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm

- Thích ở một mình, ngại giao tiếp.

- Nghiện mạng xã hội, không thích nói chuyện trực tiếp.

- Thường xuyên có cảm giác buồn chán, ủ dột.

- Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

- Mất tập trung, không muốn làm việc.

- Bi quan, tự cảm thấy bản thân vô dụng hay mắc tội lỗi nào đó.

- Dễ nổi nóng, cáu gắt.

- Hay có cảm giác lo âu, bất an.

- Mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều

- Không còn hứng thú với các sở thích của mình nữa.

- Chán ăn hoặc trở nên ăn uống vô độ.

- Nghĩ đến cái chết.

Nếu mắc từ 5 dấu hiệu trở lên, khả năng lớn là bạn đã mắc bệnh trầm cảm. Khi đó, hãy đi khám bác sĩ tâm lý ngay để được điều trị kịp thời.

Đồng thời, cũng đừng quên tâm sự với người thân và bạn bè để được giúp đỡ.

Đề phòng bệnh trầm cảm

Để phòng tránh bệnh trầm cảm, hãy chú ý quan tâm hơn đến cuộc sống của mình:

- Tránh làm việc, học tập quá sức... Sau một ngày mệt mỏi, các bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Vào cuối tuần, hãy ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể.

- Dành thời gian cho các sở thích của mình.

- Không nên "giam mình" trong " thế giới ảo" mà hãy ra ngoài trò chuyện, tâm sự với mọi người nhiều hơn.

- Thường xuyên vận động, luyện tập cũng là các để đề phòng bệnh trầm cảm.

*Lưu ý: Ngoài việc chú ý đến bản thân, mỗi người cũng nên quan tâm hơn đến mọi người xung quanh mình. Đôi khi, chính những người trong cuộc không thể biết được mình đang mắc bệnh trầm cảm nên sự quan tâm của mọi người là hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giúp bạn vừa phòng tránh bệnh cho mình, vừa là cách để giúp đỡ mọi người xung quanh.

(Nguồn: Trí thức trẻ)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những dấu hiệu sớm của chứng trầm cảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO