Ngón tay bị sưng: Có gì nghiêm trọng?

TRƯỜNG THI| 18/12/2018 06:25

Sưng ngón tay thường vô hại, nhưng đôi khi lại là triệu chứng cảnh báo một tình trạng nguy hại, Prevention nhận định.

Ngón tay bị sưng: Có gì nghiêm trọng?

Hiện tượng ngón tay bị sưng có thể do nhiều lý do, đa số là vô hại, nhưng đôi khi đó lại là biểu hiện của tình trạng sức khỏe nguy hại. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng ngón tay bị sưng, và căn cứ vào đó bạn sẽ biết có cần đến bác sĩ hay không.

Ảnh hưởng thời tiết

Lúc trời nóng, nhiệt làm co giãn các mạch máu ở tay, giúp hơi nóng thoát qua da để giữ mát. Mạch máu căng làm rò rỉ một số dịch lỏng trong các mô mềm và gây sưng ngón tay. Tình trạng này sẽ biến mất khi cử động tay và sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, nếu sưng ở ngón tay và bàn tay, kèm theo đau hay cử động nắm tay yếu có thể là bệnh khác chứ không do nóng, và cần đến bác sĩ.

Link bài viết

Thừa muối

Cơ thể cần cân bằng phù hợp giữa muối - nước, nên khi ăn quá nhiều muối, cơ thể phải bù đắp bằng cách giữ nước, dẫn đến sưng tấy. Tình trạng sưng ngón tay nhẹ do thức ăn quá mặn sẽ tự mất đi trong vòng một vài ngày, tùy vào lượng muối tiêu thụ. Nhưng nếu đã giảm bớt muối mà tay vẫn sưng, hãy đến gặp bác sĩ.

Viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp

Sưng khớp xương ở ngón tay có thể do viêm xương khớp, đặc biệt nếu sưng vào buổi sáng. Bệnh này có liên quan đến tuổi tác, do sự bào mòn của các mô đệm ở cuối khớp, đôi khi gây đau và sưng.

Một số thuốc chữa tăng huyết áp, tiểu đường và thuốc ngừa thai có thể gây sưng ngón tay và bàn tay. Ngoài ra, khi tập thể dục, bàn tay có thể sưng do các mạch máu trong cơ thể phản ứng lại với gia tăng năng lượng của cơ bắp. Tình trạng sưng sẽ mất đi khi nguyên nhân được loại bỏ.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn ảnh hưởng đến lớp lót của khớp, có thể gây sưng. Dạng viêm này không do tuổi tác, có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi. Viêm khớp thường làm sưng các khớp cổ tay và ngón tay, hoặc ở giữa các khớp.

Nghẽn hệ bạch huyết

Phù mạch bạch huyết gây sưng ngón tay - chân, do dịch bạch huyết không thể lưu chuyển. Da có cảm giác căng ra hoặc dày hơn bình thường. Cách chữa bệnh thường là phẫu thuật hoặc xạ trị. Trường hợp hiếm, phù mạch bạch huyết có thể do sự phát triển bất thường của hệ bạch huyết.

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud làm hẹp các động mạch, làm hạn chế sự tuần hoàn máu, và phổ biến ở phụ nữ. Bệnh này thường do thời tiết lạnh hoặc căng thẳng, khi đó, bàn tay và các ngón xanh xao hoặc nhợt nhạt trước khi bị sưng. Tuy nhiên, sưng tấy và cảm giác đau nhói như kim châm sẽ mất đi khi được làm ấm hoặc hoặc hết căng thẳng.

Bất ổn ở thận

Khi thận không thể loại bỏ dịch lỏng dư thừa, còn gọi là phù nề, gây tích nước trong cơ thể dẫn đến sưng bàn tay. Phù nề có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể, nhưng sưng tấy chủ yếu thường ở bàn tay, chân và mắt cá chân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngón tay bị sưng: Có gì nghiêm trọng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO