Lạm dụng thuốc kháng sinh: Tự hại mình

TRẦN HẠ AN (tổng hợp)| 27/05/2016 03:42

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010, thuốc kháng sinh được bán mà không có đơn kê với tỷ lệ 88% ở thành thị và đến 91% ở nông thôn.

Lạm dụng thuốc kháng sinh: Tự hại mình

Có lẽ chưa ở đâu người dân lại dễ dàng mua thuốc kháng sinh như tại Việt Nam. Cửa hàng bán thuốc mọc lên khắp nơi, người bán chỉ cần hỏi bị bệnh gì, mua thuốc cho bao nhiêu ngày rồi tự ý bán cho người mua.

Đọc E-paper

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010, thuốc kháng sinh được bán mà không có đơn kê với tỷ lệ 88% ở thành thị và đến 91% ở nông thôn.

BS. Nguyễn Trí Đoàn - Trưởng Khoa Nhi, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, đã từng phân tích trong một bài viết: Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng trước hết để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc được phân làm nhiều nhóm như penicillin, cephalosporin, tetracyclin, quinolone.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng, không có tác dụng với các bệnh do siêu vi. Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy... thì không nên dùng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh quá nhiều, cơ thể dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn, gây tác dụng phụ như tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ, thậm chí tử vong.

Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh, về sau khi cần sử dụng để tiêu diệt vi trùng gây bệnh sẽ không còn tác dụng nữa. Trẻ ít dùng kháng sinh thì hệ miễn dịch được "huấn luyện", từ đó sức đề kháng sẽ dần tốt hơn, sẽ ít bị những bệnh nhiễm khuẩn hơn, hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng dễ qua khỏi.

Lạm dụng kháng sinh sẽ gây nên hiện tượng loạn khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn ở đường ruột. Loạn khuẩn đường ruột sẽ gây nên ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi, phân lỏng, gầy sút, với trẻ em và người cao tuổi có thể bị suy dinh dưỡng.

Báo cáo của WHO cho biết tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể khiến 70% ca nhiễm trùng sơ sinh không thể điều trị bằng kháng sinh và 67% ca tử vong do vi khuẩn kháng thuốc.

Để hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh, cần sự quản lý thật chặt việc bán thuốc, bắt buộc phải có đơn thuốc của bác sĩ thì mới mua được thuốc. Người dân cũng cần được biết những thực phẩm tự nhiên, có sẵn trong nhà bếp có thể thay thế thuốc giảm đau, rất dễ dàng khi chế biến, sử dụng và hiệu quả lại cao.

Gừng. Theo Naturalnews, nghiên cứu của Trường Đại học Y học Gondar ở Ethiopia cho thấy sự kết hợp giữa chiết xuất gừng và mật ong có tác dụng được so sánh với 3 kháng sinh phổ biến là Methicillin, Penicillin và Amoxicillin. Gừng cũng có thể làm giảm cảm lạnh, đau bụng kinh và buồn nôn. Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng khớp. Giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối, ngâm chân trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ có tác dụng tốt với những người khó ngủ hoặc mất ngủ.

Tỏi. Có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp ngăn chặn nhiều bệnh, chống cảm lạnh, giảm huyết áp cao, đặc biệt khi ăn sống, tỏi giúp giảm đau răng và giảm đau do viêm khớp. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết một số chủng vi khuẩn. Dùng 1 hoặc 2 nhánh tỏi (600 - 900mg) mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe. Có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các món súp, thịt, rau hay salad.

Nghệ.

Có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng. Có thể nghiền nghệ thành bột và thoa lên bất kỳ vùng da nào bị nhiễm trùng. Nếu bị ợ nóng hoặc gặp các vấn đề về túi mật, loại gia vị này rất hữu ích. Nghệ có chứa một chất gọi là Curcumin, có tác dụng chống viêm rất hữu hiệu. Nghệ cũng giúp giảm bệnh viêm khớp, nhưng không nên dùng quá nhiều vì có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

Dứa. Nếu bị viêm mũi hay viêm xoang, hãy uống nước ép dứa để vừa giải khát, vừa là thuốc giảm đau vì có thành phần Bromelain. Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Phytotherapy Research, đây là thực phẩm tự nhiên chống mài mòn nên sẽ tăng cường quá trình hồi phục sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Húng quế, đinh hương, bạc hà. Húng quế được biết đến với đặc tính chống viêm và chống nấm. Tinh dầu trong húng quế có tác dụng giảm đau hiệu quả. Ăn húng quế tươi còn giúp giảm lượng cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Tinh dầu húng quế cũng được sử dụng làm giảm căng thẳng cho bệnh đau nửa đầu và trầm cảm.

Đinh hương được biết đến như một thực phẩm bổ dưỡng, nó còn có công dụng chữa bệnh. Chấm đinh hương vào răng đau hay nhai một chút đinh hương tươi sẽ giúp răng giảm buốt. Đinh hương có công dụng giảm đau đầu, ngăn ngừa các bệnh về gan, ung thư vú và giảm đau xương khớp. Bạc hà là một phương thuốc tự nhiên có thể được sử dụng để điều trị đau răng, đau khớp, đau đầu, đau cơ. Bạc hà cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh về da và đầy hơi.

>Malaysia ngăn chặn nhập khẩu tôm chứa chất kháng sinh bị cấm

>Hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lạm dụng thuốc kháng sinh: Tự hại mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO