Hoóc môn stress có gây hại đến sức khỏe?

TÚ UYÊN| 12/12/2015 03:13

Mặc dù cortisol được xem là "hoóc môn stress", các nhà khoa học vẫn đặt thêm câu hỏi: Liệu nó còn có vai trò lớn hơn đối với sức khỏe?

Hoóc môn stress có gây hại đến sức khỏe?

Mặc dù cortisol được xem là "hoóc môn stress", các nhà khoa học vẫn đặt thêm câu hỏi: Liệu nó còn có vai trò lớn hơn đối với sức khỏe?

Đọc E-paper

Nghiên cứu mới đây phát hiện liên quan giữa cortisol và trí nhớ ở người già. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu tương quan giữa loại hoóc môn này với nguy cơ bệnh tim và cân nặng.

TS. Robert Courgi, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Southside ở New York, Mỹ cho biết, cortisol tác động lên gần như toàn bộ cơ thể, nhưng các nhà khoa học chỉ mới bước đầu hiểu được những tác động này.

Trong nghiên cứu về não, các nhà khoa học đã kiểm tra mức corstisol vào buổi sáng và tối trong nước bọt của 4.244 người già. Kết quả là những người có mức cortisol cao hơn thì có kích thước não nhỏ hơn vào buổi sáng và chức năng não kém hơn khi chú ý, tập trung chuyển tiếp, lập kế hoạch... Nhưng các nhà khoa học không thể giải thích lý do tăng cortisol làm giảm kích thước não.

"Rõ ràng có mối liên hệ sinh lý nhưng đây có phải là nguyên nhân và hậu quả? Tăng cortisol có gây những vấn đề về trí nhớ? Hoặc mất trí nhớ dẫn đến tăng cortisol? Một lo ngại khác là cortisol gây tăng cân nhưng nghi vấn về nguyên nhân và hậu quả vẫn chưa có lời giải đáp. Tăng cân làm tăng
cortisol hoặc tăng cortisol gây tăng cân?", TS. Courgi chia sẻ.

Tác dụng của cortisol. Cortisol giúp hiệu chỉnh lượng đường trong máu, trao đổi chất, phản ứng miễn dịch và áp lực máu. Nó cân bằng chất điện phân và hỗ trợ mang thai. Cortisol được sản xuất trong tuyến thượng thận, được kiểm soát bởi các hoóc môn được phóng thích bởi vùng dưới đồi (một phần của não có chứa các hạch nhỏ với nhiều chức năng) và tuyến yên, cả hai đều có trong não.

Những lúc stress gia tăng, cortisol tràn vào máu, cho phép sử dụng nguồn năng lượng sẵn có và giúp cơ thể chuẩn bị ứng phó với stress. Khi hoạt động đúng cách, các tín hiệu não ép chặt sự sản sinh cortisol sau khi nguy hiểm đã qua.

Theo TS. Lynnette Nieman, Giám đốc Dịch vụ tư vấn Khoa Nội tiết, Trung tâm Sức khỏe lâm sàng Mỹ, đây là đặc tính quan trọng có tác dụng ngăn ngừa cortisol tăng quá cao, mặc dù không làm cortisol hoàn toàn trở lại bình thường. Điều này có thể là nguyên nhân của vấn đề, đặc biệt ở những người thường xuyên bị stress, và cần được nghiên cứu thêm.

Ảnh hưởng của stress đến cuộc sống. Stress có thể là tâm lý, chẳng hạn do những vấn đề ở nhà hoặc nơi làm việc. Stress cũng có thể là thể chất, chẳng hạn sốt và giảm lượng đường trong máu.

Tuy vậy, stress không phải là nguyên nhân duy nhất làm tăng cortisol. Một số nguyên nhân khác gồm: Thói quen uống rượu, hút thuốc lá; thiếu ngủ; dinh dưỡng kém; trầm cảm; khối u lành tính ở tuyến yên hoặc trên tuyến thượng thận (hiếm xảy ra) có thể làm sản sinh cortisol tăng vọt, một tình trạng gọi là hội chứng Cushing.

"Không có nhiều bằng chứng cho thấy những người stress mạn tính tăng lượng cortisol. Nhưng nếu có, họ có đối diện với nguy cơ cao mắc bệnh? Và nếu vậy, có phải cortisol cao gây ra điều này? Cần có chứng minh việc giảm cortisol cũng đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh", Nieman đặt vấn đề.

"Giảm stress, giảm cortisol có thể ngừa chứng mất trí nhớ, nhưng vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Hãy tuân thủ thói quen sống lành mạnh bằng cách bỏ thuốc lá và tiêu thụ chất cồn có chừng mực. Thiền tịnh giúp giữ bình tĩnh và thư giãn được chứng minh làm giảm cortisol"

TS. Robert Courgi)

>Kelly McGonigal: Làm bạn với stress

>Thiền: giảm stress và chữa bệnh

>Đuổi stress bằng hít thở

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hoóc môn stress có gây hại đến sức khỏe?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO