Hội chứng mệt mỏi mạn tính

THS-BS. NGUYỄN CẢNH NAM - KHOA NỘI THẦN KINH, PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ VICTORIA HEALTHCARE MỸ MỸ| 19/10/2013 06:20

Khi nhắc đến hội chứng mệt mỏi mạn tính (suy nhược cơ thể), hầu hết nghĩ rằng do làm việc quá sức trong khi không ăn uống đầy đủ hoặc ăn mà cơ thể không hấp thu. Điều này không hẳn là sai, tuy nhiên có người suy nhược cơ thể nhưng không tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Khi nhắc đến hội chứng mệt mỏi mạn tính (suy nhược cơ thể), hầu hết nghĩ rằng do làm việc quá sức trong khi không ăn uống đầy đủ hoặc ăn mà cơ thể không hấp thu. Điều này không hẳn là sai, tuy nhiên có người suy nhược cơ thể nhưng không tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Đọc E-paper

Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn bộ cơ thể mệt mỏi, kiệt sức hoặc cảm thấy "đau yếu trong người" kéo dài liên tục trên 6 tháng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Hầu hết suy nhược cơ thể xảy ra ở người từ 20 đến 40 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới. Hội chứng này thường được phân ra thành hai nhóm:

- Suy nhược thực thể: Xẩy ra sau khi người bệnh trải qua giai đoạn bệnh lý nào đó, ví dụ như cúm kéo dài, viêm gan, bị bệnh đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp..., hay vừa phẫu thuật.

- Suy nhược chức năng: Stress hoặc không rõ nguyên nhân.

> Giảm stress cho nhân viên
> Sống với Stress
> 11cách giảm stress tự nhiên bằng thức ăn
> Đánh tan nỗi lo stress
> Đuổi stress bằng hít thở
> Giảm stress ở đàn ông

Đây là bệnh lý gây rất nhiều khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán vì các triệu chứngcủa bệnh thường không đặc hiệu, có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Các triệu chứng thực thể của suy nhược cơ thể bao gồm: viêm họng, nổi hạch lympho, đau cơ, đau khớp mà không sưng đỏ hay viêm, nhức đầu, khó ngủ, cơ thể cảm thấy khó chịu kéo dài hơn 24 giờ sau khi đã cố gắng tìm mọi cách thư giãn, nghỉ ngơi...

Các triệu chứng tâm lý có thể gặp trong suy nhược cơ thể bao gồm khó nhớ, kém tập trung, bối rối, lo lắng, dễ cáu gắt, thờ ơ và trầm cảm, thay đổi tính nết hoặc tính khí thất thường, giảm ham muốn tình dục... Một số xét nghiệm như kiểm tra nước tiểu, công thức máu... có thể sẽ được bác sĩ chỉ định nhằm xác định các vấn đề sức khỏe như tình trạngnhiễm trùng, các rối loạn về chuyển hóa, bệnhnội tiết, thiếu máu, u bướu...

Việc điều trị suy nhược cơ thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu do các bệnh thực thể thì ưu tiên giải quyết dứt điểm các bệnh lý. Đối với suy nhược chức năng thì nên chú trọng đến phương pháp bổ sung chất dinh dưỡng và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên có một phương pháp chung có thể hỗ trợ điều trị tốt cho cả hai nhóm suy nhược cơ thể nêu trên, đó là tập thể dục và điều trị hành vi.

Tập thể dục phải bắt đầu từ những động tác chậm và dễ, dần dần tăng số lượng bài tập với mục đích tăng lực cho các cơ tay chân. Điều trị hành vi giúp tập trung vào các mục tiêu (những gì có thể làm) nhằm giúp tự tin hơn vào năng lực bản thân. Cả hai việc này giúp giảm thiểu một số triệu chứng của suy nhược cơ thể, như đau đầu, không tập trung, khó ngủ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa điều trị chứng đau đầu, đau cơ hoặc thuốc chống trầm cảm giúp giảm sự mệt mỏi và cải thiện khả năng tiếp thu trong công việc hoặc học tập.

Điều quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh này là ý thức tự chăm sóc bản thân của người bệnh. Một số cách sau bạn có thể áp dụng:

- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, đặc biệt trong giai đoạn điều trị. Thu xếp để có thời gian giải trí ít nhất một hoặc hai lần/tuần.

- Tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ: tập thể dục, ăn uống điều độ, uống thuốc đầy đủ, thư giãn...

- Không hút thuốc.

- Tự đưa ra kế hoạch làm việc theo từng bước để tránh quá gắng sức. Ví dụ ưu tiên giải quyết những công việc quan trọng vào buổi sáng khi sức lực đang đầy, các vấn đề ít quan trọng hơn sẽ xếp vào cuối ngày để hạn chế rủi ro nếu không thể hoàn tất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hội chứng mệt mỏi mạn tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO