Giúp trẻ điều trị tật ở bàn chân

TÚ UYÊN (THEO VERY WELL)| 27/02/2017 03:31

Giống như người lớn, trẻ em cũng có tật ở chân như đau gót, móng chân mọc ngược hay bàn chân bị bẹt. Giúp trẻ giải quyết những tật này thế nào?

Giúp trẻ điều trị tật ở bàn chân

Giống như người lớn, trẻ em cũng có tật ở chân như đau gót, móng chân mọc ngược hay bàn chân bị bẹt. Giúp trẻ giải quyết những tật này thế nào?

Đọc E-paper

Nguyên nhân gây tật ở chân xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, do phát triển tự nhiên và lối sống năng động của trẻ. Trong suốt giai đoạn ấu thơ, những thay đổi của sự phát triển bình thường của xương và cơ ở chân có thể góp phần gây đau gót chân và bàn chân bẹt. Còn với trẻ nhỏ và lớn hơn đã có thể đi đứng vững vàng thì móng chân mọc ngược, mụn cóc ở bàn chân là phổ biến.

Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược là khi các cạnh của móng, thường là ngón cái, phát triển bên trong phần da gần kề với nó, gây đau và thường gây nhiễm trùng, như ửng đỏ, sưng tấy và chảy mủ ở cạnh ngón chân. Viêm tấy có thể phát triển ở phần rìa da, bên cạnh móng bị sưng lên.

Tật ở chân này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nguyên nhân do mang giày, vì trẻ thường mang giày chật, ôm sát chân khi tập đi. Vì thế, chúng ta thường thấy những bệnh nhân độ tuổi thiếu niên đến phòng khám chuyên khoa để điều trị móng chân mọc ngược.

Điều trị:

* Nếu móng chân mọc ngược đang phát triển, tránh tạo áp lực lên vị trí tổn thương và dùng thuốc mỡ hay thuốc mỡ kháng sinh. Tốt nhất là điều trị sớm, ngay khi có dấu hiệu đau hay khó chịu, nhằm giảm bớt nguy cơ sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, phần mọc ngược của móng thường nằm sâu dưới nếp gấp của da, gây khó khăn khi chữa trị tại nhà.

* Điều trị ngoại khoa thường là cắt bỏ phần mọc ngược của móng chân bằng cách gây tê cục bộ. Trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh đường uống. Nếu cần thiết, có thể chụp X-quang ngón chân.

Mụn cóc ở bàn chân

Mụn cóc thường xuất hiện ở phía dưới bàn chân, tức bề mặt của bàn chân. Bất kỳ ai cũng có thể bị mụn cóc ở bàn chân, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Mụn gây ra do nhiễm vi rút HPV, làm nhiễm trùng lớp biểu bì hay thượng bì. Mặc dù mụn cóc bàn chân không phát triển ra phía ngoài của da nhưng có thể làm khó chịu, đôi khi gây đau do nằm ở vị trí bề mặt chịu lực của bàn chân.

Vi rút gây mụn cóc bàn chân phát triển mạnh ở môi trường ẩm, như sàn nhà tắm hay trong giày, dép. Với những vết thương hở, dù nhỏ nhất cũng là nơi để vi rút gây mụn thâm nhập. Những người có bàn chân tiết nhiều mồ hôi hay thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm có nguy cơ cao phát triển mụn cóc.

Trong một vài trường hợp, mụn cóc có thể tự biến mất nhưng cũng có thể gia tăng kích thước hay số lượng nếu không được chữa trị. Thời gian chữa mụn phụ thuộc vào cách điều trị, kích thước và độ sâu của mụn. Nói chung, điều trị càng sớm mụn sẽ mau dứt hơn.

Điều trị tại nhà:

* Có nhiều loại thuốc không kê toa khác nhau, có chứa axít salicylic, dùng để thoa lên chỗ mụn, dạng lỏng hay băng dán.

* Có thể chọn cách phun khí lạnh. Tuy nhiên, sự thành công của bất kỳ phương pháp nào trong số này phụ thuộc vào kích thước của mụn và điều trị liên tục.

* "Phương pháp ống băng" được sử dụng cách đây vài năm, là cách hiệu quả để loại bỏ mụn cóc. Cách này dựa trên việc dùng băng keo để dán lên chỗ mụn nhiều lần trong vài ngày, sau đó lấy băng keo ra để loại bỏ lớp da chết.

Nếu chọn dùng thuốc có chứa axít salicylic hay "phương pháp ống băng", cần thực hiện liên tục và loại bỏ hẳn mụn, hoặc làm mất đi lớp da chết để tăng hiệu quả điều trị. Việc này có thể được thực hiện bằng cách dùng giũa hay đá bọt để nhẹ nhàng loại bỏ da chết có màu trắng của mụn. Tuy nhiên, không phải mọi lớp da chết đều có thể bong ra, vì thế không nên tiếp tục giũa để tránh da bị kích ứng hoặc gây đau.

Điều trị  y tế:

* Dùng ni tơ lỏng hay liệu pháp làm lạnh để làm đông lạnh mụn và bong tróc da chết. Phương pháp này trải qua không dưới một lần điều trị, nhưng nói chung khá an toàn, và cần có sự giám sát của bác sĩ.

* Dùng thuốc kê toa có chứa axít hay thuốc thoa. Tương tự làm lạnh, những phương pháp này giúp bong tróc da chết và đôi khi được điều trị lặp lại, phụ thuộc vào kích thước của mụn cóc.

* Phẫu thuật cắt bỏ mụn bằng cách gây tê cục bộ để loại bỏ mụn trong một lần chữa trị.

Bàn chân bẹt

Bàn chân trẻ bị bẹt thường có ít hoặc không có phần lõm, luôn là mối bận tâm của cha mẹ. Nguyên nhân dẫn đến bàn chân bẹt thường khác nhau, bao gồm những thay đổi do chỉnh hình. Việc điều trị có thể cần thiết nếu gây đau bàn chân hay chân, đi lại khó khăn hoặc nếu một bên bàn chân bẹt hơn bên kia. Một số nguyên nhân khác gồm:

* Chân phát triển không bình thường.

* Những bất thường do dị tật chân bẩm sinh.

* Lỏng dây chằng.

* Viêm cân gan chân.

* Chân phát triển không đồng đều.

Một số dị tật chân bẩm sinh làm cho bàn chân bị phẳng một cách nghiêm trọng và cần được điều trị.

Điều trị

* Bác sĩ có thể cho dùng vòm hỗ trợ hoặc nẹp chỉnh hình để kiểm soát độ cong của chân. Tuy nhiên, hai thiết bị này không thể hiệu chỉnh hình dạng của vòm một cách vĩnh viễn, mà chỉ kiểm soát độ cong quá giới hạn, đề phòng gây tổn thương cho các cơ và khớp.

* Loại giày có thiết kế bộ phận kiểm soát chuyển động cũng rất có ích. Nó giúp tạo sự vững chắc bằng cách hạn chế sự chuyển động của gót chân và phần cong của giày. Cũng cần nhờ đến liệu pháp thể chất và các bài thể dục vươn duỗi, đặc biệt nếu có viêm gân.

Đau gót chân

Khi trẻ than đau gót chân và ngày càng cảm thấy đau nhiều là hiện tượng không bình thường. Những cơn đau ngày càng tăng là cách đơn giản để mô tả cảm giác đau nhẹ, ngắn ngủi, thường xuất hiện ở chân, nơi các cơ gắn liền với xương. Trong giai đoạn tăng trưởng, xương của trẻ có thể phát triển nhanh hơn cơ, dẫn đến căng cơ và gân, gây đau nhẹ hay cảm giác khó chịu. Cơn đau xảy ra muộn trong ngày hoặc ban đêm, sau một ngày trẻ hoạt động nhiều.

Nguyên nhân khác gồm có:

* Bệnh Sever, thường xảy ra ở trẻ giữa độ tuổi 8 và 14. Bệnh có thể trầm trọng do hoạt động nhiều, nhất là khi phần gân của gót chân bị căng quá mức, do những hoạt động như nhảy hay chạy nước rút. Chơi đá bóng hay bóng rổ cũng gây đau gót chân.

* Viêm gân gót cổ chân. Cũng giống bệnh Sever, viêm gân gót cổ chân làm căng gân, do hoạt động quá mức hoặc căng các cơ bắp chân, thường gặp ở trẻ độ tuổi trưởng thành. Bệnh thường gây đau khi hoạt động hoặc lúc chạm tay vào.

* Viêm bao hoạt dịch, có thể gây đau gần chỗ gân nối liền với xương gót chân. Đây là tình trạng viêm túi hoạt dịch (túi nhỏ chứa chất lỏng nằm gần gân), do căng hay kích ứng gân vì cọ xát khi mang giày chật.

* Viêm màng cơ bàn chân.

Điều trị

* Khi được chẩn đoán đau gót chân, việc đầu tiên là cần nghỉ ngơi, thư giãn và mỗi ngày nên co duỗi mắt cá chân và bàn chân.

* Nếu bàn chân của trẻ có vấn đề về cấu trúc hay chức năng, gây đau gót chân, bác sĩ sẽ khuyên điều chỉnh lại giày, hoặc dùng dụng cụ bảo vệ hay hỗ trợ mắt cá chân.

Nhiều trẻ khi mới sinh ra có chân vòng kiềng là do hai cẳng chân bị khép chặt lại ngang qua phần bụng trong khi trẻ phát triển lớn dần trong bào thai. Tuy nhiên, lúc gần ba tuổi, hầu hết trẻ không còn bị chân vòng kiềng nữa. Nếu sau 3 tuổi chân trẻ vẫn có những biểu hiện vòng kiềng, bạn nên đưa trẻ đi khám. Qua tuổi này, cơ hội can thiệp vào dáng xương chân sẽ rất nhỏ. Vòng kiềng có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, ảnh hưởng đến đầu gối, hông và các khớp khác.

>>Trẻ em Việt Nam là người tiêu dùng mạnh mẽ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giúp trẻ điều trị tật ở bàn chân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO