Estrogen và sức khỏe của xương

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN - CK1 Nội Tổng quát - Phòng khám đa khoa Vigor Health| 23/10/2015 03:32

Có một điều không ngờ, đó là trong cả cuộc đời, hệ xương của mỗi người liên tục bị phá vỡ. Hành trình loại bỏ xương cũ và thay thế bằng xương mới diễn ra cùng lúc và liên tục.

Estrogen và sức khỏe của xương

Có một điều không ngờ, đó là trong cả cuộc đời, hệ xương của mỗi người liên tục bị phá vỡ. Hành trình loại bỏ xương cũ và thay thế bằng xương mới diễn ra cùng lúc và liên tục.

Đọc E-paper

Kích thích tố nữ estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương. Sự mất sản sinh estrogen từ buồng trứng có thể xảy ra tự nhiên trong kỳ mãn kinh hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng.

Mãn kinh do chấm dứt kinh nguyệt thường xảy ra khoảng giữa tuổi 45-55, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ. Loãng xương là trạng thái xương mỏng, xốp và dễ gãy. Sự suy giảm mức độ kích thích tố nữ estrogen trong thời kỳ mãn kinh làm tăng sự mất xương trong 5 - 8 năm. Một phụ nữ trung bình có thể mất khoảng 10% khối lượng xương trong 5 năm đầu tiên sau mãn kinh.

Nếu khối lượng xương đỉnh đạt trước thời kỳ mãn kinh thấp hơn mức lý tưởng, sự mất xương xảy ra trong kỳ mãn kinh có thể dẫn đến loãng xương. Những nghiên cứu cho thấy khoảng phân nửa phụ nữ ở tuổi 60 sẽ bị gẫy xương một lần do loãng xương.

Loãng xương được chẩn đoán bằng cách sử dụng tia X đặc biệt, gọi là DXA (phương pháp đo lượng hấp thu tia X quang kép), có độ chính xác cao, là tiêu chuẩn để đo mật độ xương. DXA đo độ dày hay mật độ xương, thường đo ở vị trí cột sống, đoạn thấp và phần trên của xương hông. Máy DXA xách tay cũng được dùng để đo gót chân, xương cánh tay và ngón tay.

Xương của người khỏe (bên trái) và xương của người bị loãng xương (bên phải)

Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể giảm nguy cơ loãng xương bằng cách: 

- Chế độ ăn giàu canxi (1.200mg mỗi ngày).

- Tập thể dục, đi bộ, chạy bộ đều đặn hằng ngày, chơi quần vợt, khiêu vũ, hay aerobic 2 - 3 lần/tuần. 

- Kết hợp tập kháng lực như nâng tạ, sử dụng vật nặng tự do hay máy ở phòng tập, kéo dải băng thun... để tạo kháng lực lên xương tay chân. Cũng có thể sử dụng sức nặng của chính cơ thể bạn đặt lên vai, tay. Tập luyện 1-2 lần/tuần, nhưng chú ý không được quá sức.

- Đảm bảo đủ vitamin D. Vitamin D được tổng hợp từ da khi phơi nắng và có trong một vài loại thực phẩm (cá ngừ, cá thu, cá hồi, gan bò, dầu gan cá, phô mai, trứng).

- Tránh uống nhiều rượu bia và cà phê, không hút thuốc lá.

Điều trị loãng xương

Phương pháp điều trị nội khoa cần được cân nhắc dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và những yếu tố nguy cơ gẫy xương.

Điều trị nội khoa loãng xương cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh bao gồm Bisphosphates, SERMs thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen, điều trị hormone thay thế, bổ sung vitamin D và canxi.

>Giải pháp cho căn bệnh loãng xương

>Lối sống và tình trạng loãng xương

>Tăng estrogen: Giảm nguy cơ loãng xương

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Estrogen và sức khỏe của xương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO