Chất sắt và sức khỏe

TÚ UYÊN (TỔNG HỢP)| 08/12/2013 08:24

Trong dinh dưỡng, vai trò nổi bật nhất của chất sắt là thành lập protein hồng cầu giúp chuyên chở oxy đến các tế bào cơ thể.

Chất sắt và sức khỏe

Trong dinh dưỡng, vai trò nổi bật nhất của chất sắt là thành lập protein hồng cầu giúp chuyên chở oxy đến các tế bào cơ thể. Chất sắt còn giúp tế bào trao đổi chất. Nếu cơ thể thiếu chất sắt sẽ mắc bệnh thiếu máu. Phụ nữ, trẻ em và người có tuổi thường dễ thiếu hụt chất sắt hơn đàn ông.

Đọc E-paper

Thực phẩm nhiều chất sắt

>Bệnh nội tiết do thiếu vi chất dinh dưỡng
>Điều trị suy dinh dưỡng bằng tảo xoắn
>
Vai trò của “liệu pháp dinh dưỡng”

Gồm có thịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, mận khô, nho khô, atisô, đậu lăng, đậu nành, hàu, sò, vẹm, thịt gà tây hoặc lòng gà, gan... Nếu dùng các loại thực phẩm này kèm theo nước cam, dâu tây, bông cải... có chứa nhiều vitamin C thì khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể càng cao hơn. Ngược lại, dùng cà phê, trà hoặc thực phẩm chứa nhiều canxi chung với thực phẩm chứa chất sắt, cơ thể sẽ hấp thu chất sắt kém hơn.

Để biết đủ hay thiếu chất sắt

Để kiểm tra có đủ chất sắt cho cơ thể hay không, hãy làm bài trắc nghiệm dưới đây:

1. Có ăn kiêng sữa, món ăn từ thực vật không?

2. Có ra ngoài để hít thở không khí trong lành?

3. Có dễ bị cảm lạnh?

4. Khả năng làm việc có bị giảm sút?

5. Có thường chóng mặt và đau đầu?

6. Có hay nổi giận và ngủ kém ngon?

7. Có cảm thấy mau mệt và không kham nổi những công việc quen thuộc hằng ngày?

8. Có thấy hay quên, lơ đãng và khó tập trung?

9. Sau khi leo cầu thang, đi bộ nhanh, có thấy khó thở và tim đập nhanh?

10. Có thấy tê chân tay và cảm giác như có kim châm vào chúng?

11. Có bị tối sầm mắt và trước mắt thấy xuất hiện những chấm đen?

12. Da có bị khô và xanh xao, má và môi có bị nhợt nhạt?

13. Móng tay có dễ gãy và xuất hiện những đường gạch ngang dọc không?

14. Có bị thay đổi khứu giác, vị giác như thích ăn vôi, hạt khô, thích hít mùi keo dán, sơn, xăng, dầu hỏa?

15. Tóc có bị khô, chẻ và rụng?

16. Có bị tróc mép hoặc nứt da tay?

17. Kinh nguyệt có bị kéo dài?

Trả lời "Có” từ câu 3 - 5: Có dấu hiệu thiếu sắt. Hãy tăng cường ăn thịt bò, gan bò, lòng đỏ trứng, nấm, cháo kiều mạch, đậu hà lan, táo, xà lách, bắp cải, củ cải, cam, quýt, ca cao, lạc...

Trong thời gian hành kinh, đừng quên uống bổ sung chất sắt.

Trả lời "Có” từ câu 6 - 10: Đã bị thiếu chất sắt.

Nhu cầu chất sắt ở đàn ông là 10mg/ngày, còn phụ nữ từ 10mg - 18mg/ngày, khi mang thai từ 35mg - 40mg/ngày, trong thời gian cho con bú từ 30mg - 35mg/ngày. Khi rối loạn kinh nguyệt, cơ thể cần nhiều chất sắt hơn.

Do vi chất này được hấp thu tốt nhất trong môi trường a xít, nên dùng chung với nước ép quả chua như bưởi, cam, táo, lựu là rất tốt. Tránh dùng nước khoáng có kiềm hay sữa để uống thuốc bổ sung chất sắt.

Trả lời "Có” từ câu 11 - 17: Có những dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

Ngoài việc phân tích huyết cầu tố, cần phải xét nghiệm dịch vị dạ dày, nước tiểu... Để quá trình hấp thu chất sắt tốt hơn, nên uống dung dịch a xít clohydric hay nước khoáng có a xít. Đồng thời uống thêm mật ong và vitamin như B5, B6 và C.

Nếu không thể dung nạp đủ thực phẩm chứa chất sắt, có thể dùng viên sắt bổ sung nhưng cần dùng đúng liều lượng. Bởi lẽ chỉ cần một lượng nhỏ chất sắt thải ra có thể tích tụ trong các mô và bộ phận khác của cơ thể như gan, lá lách và tủy xương. Tuy độc tố từ chất sắt có trong thực phẩm hiếm khi xảy ra, nhưng nếu dùng quá liều sẽ nguy hiểm.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chất sắt và sức khỏe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO