Cảnh giác với viêm túi mật

TÚ UYÊN (TỔNG HỢP)| 27/09/2016 00:11

Viêm túi mật là bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, càng sớm càng tốt.

Cảnh giác với viêm túi mật

Viêm túi mật là bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, càng sớm càng tốt.

Đọc E-paper

Viêm túi mật là gì?

Theo trang Drugs.com, viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm. Túi mật là cơ quan có hình giống cái túi nhỏ nằm ở phía bên phải của bụng, ngay bên dưới gan. Nó được nối với ống dẫn chính, đưa mật từ gan vào ruột. Túi mật tạm thời lưu trữ mật là dịch lỏng có chứa một chất làm tiêu hóa chất béo được sản sinh trong gan. Trong khi ăn, túi mật co lại để mật di chuyển từ túi mật qua các ống nhỏ (gọi là ống mật, và ống mật chủ) vào ruột non. Nơi đây mật trộn lẫn thức ăn để phân hủy các chất béo.

Viêm túi mật thường phát triển khi có sỏi mật, đó là chất lắng đọng hình dạng giống như cục đá có thành phần hóa học hình thành bên trong túi mật. Nếu sỏi mật gây trở ngại trong ống mật chủ, làm mật tắc nghẽn trong túi mật, sau đó hóa chất tắc nghẽn trong mật hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn có thể dẫn đến viêm túi  mật.


Các dấu hiệu nhận biết

* Viêm túi mật cấp tính:  Khi túi mật bị viêm đột ngột, gây đau bụng rõ rệt, thường kèm theo buồn nôn, ói và sốt. Một số dấu hiệu của viêm túi mật cấp tính:

- Có cảm giác đau ở vị trí giữa của bụng trên, ngay dưới xương ức, hoặc phần trên bên phải của bụng, gần túi mật và gan. Ở một số người, cơn đau lan đến cả vai bên phải. Dấu hiệu đặc trưng này thường bắt đầu sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn nhiều hoặc ăn nhiều đồ béo.

- Sốt và có thể ớn lạnh.

- Buồn nôn và/hoặc ói mửa.

- Vàng da (vàng ở da và mắt), nước tiểu sậm màu và đục, đại tiện phân có màu xám. Những dấu hiệu này xuất hiện khi sỏi mật rời khỏi túi mật và vào trong ống mật, ngăn không cho mật chảy ra khỏi gan.

* Viêm túi mật mạn tính: là viêm túi mật kéo dài một thời gian dài. Nó được gây ra bởi các cuộc tấn công lặp lại của viêm túi mật cấp tính. Tổn thương đối với thành của túi mật dẫn đến một túi mật dày lên, có sẹo. Cuối cùng, túi mật có thể thu nhỏ và mất khả năng lưu trữ và phóng thích tiết mật. Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào như ở viêm túi mật cấp. Tuy nhiên, một số người không có bất kỳ triệu chứng gì. Nếu có đau, thường chỉ là đau nhẹ rồi biến mất. 

Viêm túi mật cấp tính có thể gây viêm và kích ứng túi mật, nếu dai dẳng không dứt sẽ dẫn đến mạn tính.

Đối tượng có các nguy cơ và biến chứng

Theo khuyến cáo của trang Mdguilines.com, các đối tượng có nguy cơ viêm túi mật gồm:

* Trong hầu hết trường hợp, khoảng 90 - 95% viêm túi mật xảy ra ở những người có phát triển sỏi mật.

* Những phụ nữ đang mang thai, những người giảm cân một cách nhanh chóng, hoặc những người nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hay tiêm qua tĩnh mạch, túi mật đang rỗng bị suy yếu, khiến mật có thể sinh ra một chất đặc không hòa tan, gọi là bùn túi mật, làm kích ứng thành túi mật, tương tự như trường hợp tắc nghẽn túi mật.

* Chấn thương cơ thể do cháy nổ hay tai nạn khác, nhiễm độc vi khuẩn Salmonella, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng khác, dùng gây mê tĩnh mạch hoặc phẫu thuật tim... có thể gây viêm túi mật, mà không phải do sỏi mật. Loại viêm túi mật này xảy ra trong hơn 10% trường hợp của viêm túi mật, có tính nghiêm trọng, đồng thời tăng nguy cơ các biến chứng, thậm chí gây tử vong.

* Ở những người mắc bệnh tiểu đường, các giai đoạn của viêm túi mật sẽ diễn ra nhanh hơn và nặng hơn so với những người khác.

* Nguy cơ càng cao ở những người có tiền sử cá nhân hoặc người trong gia đình bị sỏi mật hoặc viêm túi mật.

Các biến chứng nghiêm trọng của viêm túi mật thường là:

* Nhiễm trùng trong túi mật: nếu dịch mật bị ứ trệ trong túi mật tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, có thể làm mật bị nhiễm trùng.

* Hoại tử mô túi mật: viêm túi mật không được chữa trị có thể khiến các mô trong túi mật hoại tử, từ đó dẫn đến thủng hoặc vỡ túi mật.

* Thủng túi mật: một vết thủng trong túi mật có thể là hậu quả của phì đại hoặc nhiễm trùng túi mật.

Giải pháp chữa trị và dùng thuốc

Trang Mayoclinic.org cho biết, chữa trị viêm túi mật có hai cách: nằm viện để ổn định tình trạng bệnh hoặc phẫu thuật.

* Nằm viện: nếu được chẩn đoán viêm túi mật, bạn có thể cần phải nhập viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu, triệu chứng bệnh, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm. Những cách chữa trị có thể bao gồm:

- Không cần tuân thủ chế độ ăn uống để cơ thể không bị mất nước. Nếu cần có thể dung nạp các chất lỏng thông qua một tĩnh mạch ở cánh tay.

- Dùng thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống đau. Những loại thuốc giảm đau có thể giúp kiểm soát cơn đau đến khi viêm trong túi mật thuyên giảm. Các triệu chứng bệnh có thể giảm trong một hoặc hai ngày.

* Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: do viêm túi mật thường hay tái phát, nên hầu hết bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Thời gian phẫu thuật tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và các vấn đề nguy cơ tổng thể trong và sau phẫu thuật. Nếu nguy cơ thấp, bạn có thể phải phẫu thuật trong 48 giờ hoặc trong thời gian nằm viện.

Một phương pháp cắt bỏ túi mật ít xâm lấn là kỹ thuật nội soi, giúp giảm bớt tình trạng gây sẹo và cảm giác khó chịu. Khi đã cắt bỏ túi mật, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non, thay vì dự trữ trong túi mật. Tuy nhiên, bạn vẫn sống bình thường mà không cần có túi mật.

Có thể giảm nguy cơ viêm túi mật với tỷ lệ cao, khoảng 70%, bằng cách thực hiện các bước sau để ngăn ngừa sỏi mật:

* Không được bỏ bữa.

* Tập thể dục đều đặn.

* Giảm cân từ từ.

* Duy trì thể trọng khỏe mạnh.

* Ăn uống hợp vệ sinh. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật, cần tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm.

Việc điều chỉnh lối sống khi còn trẻ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh 30 - 40%.

>Vận động quá mức, coi chừng viêm gân

>Điều trị viêm mũi xoang đúng cách

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cảnh giác với viêm túi mật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO