Bệnh lý thần kinh tự trị, nguy hiểm khôn lường

HẢI NINH (Tổng hợp)| 22/07/2016 09:50

Cơ thể con người thực sự là cỗ máy hoàn hảo đến mức sự thay đổi ở một bộ phận chức năng này cũng là nguyên nhân gây tổn thương một bộ phận khác không cùng nhiệm vụ. Đó là trường hợp của bệnh lý thần kinh tự trị.

Bệnh lý thần kinh tự trị, nguy hiểm khôn lường

Cơ thể con người thực sự là cỗ máy hoàn hảo đến mức sự thay đổi ở một bộ phận chức năng này cũng là nguyên nhân gây tổn thương một bộ phận khác không cùng nhiệm vụ. Đó là trường hợp của bệnh lý thần kinh tự trị.

Đọc E-paper

Dây thần kinh tự trị không tự phát bệnh mà chịu sự biến chứng của một vài loại bệnh tật khác trong quá trình điều trị. Tuy bệnh lý thần kinh tự trị không phải là căn bệnh cụ thể, nhưng nó lại tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường vì có khả năng gây gián đoạn tín hiệu giữa não và các phần của hệ thống thần kinh tự trị khác trên cơ thể như nhịp tim, huyết áp, bài tiết và tiêu hóa.

Các dấu hiệu, triệu chứng và việc điều trị bệnh lý thần kinh tự trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân tác động lên các dây thần kinh.

Nguyên nhân không liên quan đến hệ thần kinh

Các nhà khoa học đã tìm ra các nguyên nhân gây ra bệnh lý thần kinh tự trị và hầu như không có nguyên nhân nào trực tiếp phát sinh từ hệ thống thần kinh.

Có thể kể đến một số thủ phạm gây ra bệnh lý thần kinh tự trị phổ biến như: sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan chức năng; teo nhiều hệ thống, rối loạn thoái hóa dẫn đến mất và sự cố một số phần của hệ thống thần kinh trung ương; tổn thương dây thần kinh gây ra do phẫu thuật hoặc chấn thương; điều trị với các loại thuốc nhất định, bao gồm cả một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư và các loại thuốc kháng cholinergic.

Ngoài ra, bệnh lý thần kinh tự trị cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công bất thường của hệ thống miễn dịch xảy ra ở một số bệnh ung thư (hay còn gọi là hội chứng paraneoplastic). Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính khác như Parkinson và HIV/AIDS cũng là nhóm có nguy cơ cao.

Dấu hiệu nhận biết

Hệ thống thần kinh tự trị trải đều khắp cơ thể. Vì thế, để nhận biết các dấu hiệu bệnh lý thần kinh tự trị, bạn cần hiểu rằng các bộ phận của hệ thống thần kinh tự trị khác nhau sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau khi bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, trong vấn đề tiết niệu, bệnh lý thần kinh tự trị biểu hiện ở việc tiểu khó khi mới bắt đầu tiểu, không kiểm soát được tình trạng són tiểu và không thể tống hết nước tiểu ra để bàng quang trống hoàn toàn, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khó khăn trong sinh hoạt tình dục cũng là một dấu hiệu, bao gồm cả vấn đề rối loạn chức năng cương dương hay xuất tinh sớm ở nam giới; khô âm đạo và khó kích thích cực khoái ở phụ nữ.

Khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, do chức năng tiêu hóa không bình thường và chậm làm rỗng của dạ dày (gastroparesis), có thể gây ra cảm giác đầy bụng sau khi ăn ít, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng.

Đổ mồ hôi bất thường làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể; phản ứng chậm chạp, khó khăn để điều chỉnh hành vi; không dung nạp gắng sức, có thể nhịp tim vẫn không thay đổi thay vì tăng và giảm đáp ứng thích hợp với mức độ hoạt động; triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu khi đứng gây ra bởi hiện tượng giảm huyết áp... cũng là những dấu hiệu của bệnh lý này.

Chẩn đoán điều trị kết hợp

Vì là căn bệnh do bất ổn của những căn bệnh khác gây ra nên việc chẩn đoán và điều trị cũng cần phải có sự quan sát kết hợp. Thường thì vừa phải điều trị các bệnh tiềm ẩn, vừa phải quản lý các triệu chứng cụ thể.

Nếu có vấn đề làm tăng nguy cơ bệnh lý thần kinh tự trị, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên dấu hiệu và triệu chứng. Tương tự, nếu bị ung thư và đang được điều trị bằng một loại thuốc được biết là gây ra tổn thương thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu của bệnh lý thần kinh.

Lời khuyên cho tất cả mọi người là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời nếu bắt đầu trải qua bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh lý thần kinh tự trị.

Cách phòng chống

Ngoài một số bệnh di truyền có nguy cơ phát triển bệnh lý thần kinh tự trị không thể được ngăn chặn, chúng ta vẫn có thể làm chậm sự khởi đầu hoặc tiến triển của triệu chứng bằng cách chăm sóc tốt sức khỏe nói chung và quản lý các vấn đề y tế.

Để sớm phòng chống loại bệnh này, có thể chủ động kiểm soát lượng đường trong máu nếu có bệnh tiểu đường, điều trị chứng nghiện rượu, điều trị thích hợp cho bất kỳ bệnh tự miễn dịch, thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc kiểm soát huyết áp cao, đạt được và duy trì trọng lượng hợp lý, ngưng hút thuốc lá và tập thể dục thường xuyên...  

>6 chiến lược áp dụng tiếp thị thần kinh học

>Cớ sao thần kinh là yếu điểm của người bệnh tiểu đường?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bệnh lý thần kinh tự trị, nguy hiểm khôn lường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO