Phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

DƯƠNG QUÁN HẠ| 03/03/2017 05:02

Việc đánh giá không đúng mức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Việc đánh giá không đúng mức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Đọc E-paper

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên tiếng Anh: COPD - chronic obstructive pulmonary disease) là một nhóm các bệnh phổi chặn luồng không khí và làm cho thở ngày càng khó khăn. COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Dấu hiệu của bệnh COPD

Các triệu chứng của COPD không xuất hiện cho đến khi xảy ra tổn thương phổi và chúng thường tồi tệ hơn theo thời gian. Ngoài ra, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh COPD có thể khác nhau, tùy thuộc vào bệnh phổi trầm trọng nhất. Nó cũng có thể có nhiều trong số các triệu chứng này cùng một lúc.

* Khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.

* Thở khò khè.

* Tức ngực.

* Viêm phế quản mạn tính.

* Có đờm ở họng vào buổi sáng, đặc biệt là nếu hút thuốc.

* Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp.

* Mệt mỏi thường xuyên.

Nguyên nhân gây bệnh

Hút thuốc lá: Khói thuốc lá (hút thuốc lá chủ động và thụ động) là yếu tố nguy cơ chính gây ra COPD. 85 - 90% bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên bệnh. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung.

Bụi và chất hóa học nghề nghiệp: Bụi và chất hóa học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính độc lập với hút thuốc lá...

Ô nhiễm môi trường: Khi tiếp xúc nhiều và lâu dài với bụi và hóa chất nghề nghiệp có thể gây phát triển COPD và nếu đồng thời có hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc COPD.

Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn ở trẻ em có thể phát triển COPD khi về già, tình trạng kinh tế, xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, sống chật chội, đông đúc cũng liên quan tới phát triển COPD.

Các phương thức chữa bệnh COPD

Điều trị bằng thuốc

Thuốc giãn phế quản: Các loại thuốc này thường trong ống - giúp làm giãn cơ đường thở. Điều này có thể giúp giảm ho và khó thở, làm cho thở dễ dàng hơn.

Thuốc hít corticosteroid: Có thể làm giảm viêm đường thông khí và giúp thở tốt hơn.

Thuốc kháng sinh: Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản cấp tính, viêm phổi và cúm có thể làm nặng thêm các triệu chứng COPD. Kháng sinh có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng chỉ được đề nghị khi cần thiết.

Điều trị không dùng thuốc

Liệu pháp thở oxy: Nếu không đủ oxy trong máu có thể cần oxy bổ sung. Oxy liệu pháp có thể cải thiện chức năng tim, việc tập thể dục, tình trạng trầm cảm, tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Phục hồi chức năng phổi toàn diện: Có thể giảm thời gian nằm viện, tăng khả năng tham gia hoạt động hằng ngày và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chương trình này thường kết hợp với giáo dục, tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng.

Phẫu thuật

Giảm khối lượng phổi: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô phổi bị hỏng. Điều này tạo ra thêm không gian trong khoang ngực để cho mô phổi còn lại và cơ hoành thực hiện các công việc hiệu quả hơn.

Cấy ghép phổi: Cấy ghép có thể cải thiện khả năng thở, nhưng nó không thể kéo dài cuộc sống và có thể phải chờ một thời gian dài để nhận được tạng hiến tặng.

Phòng bệnh COPD như thế nào

Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào: Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm, nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy yêu cầu bác sĩ giúp đỡ hoặc cho lời khuyên.Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.

Hãy đến bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh: Nếu bị ho, khạc đờm và khó thở khi làm việc nặng, hãy đến ngay bác sĩ đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD không. Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, và bạn cần tái khám định kỳ hằng tháng, hoặc mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.

Giữ không khí trong nhà sạch, thoáng: Cần tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.

Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh: Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

>>Ứng phó kịp thời với bệnh viêm phổi ở trẻ em

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO