Dinh dưỡng khoa học cho người bệnh tiểu đường

P.V| 12/05/2012 01:11

Tại Việt Nam theo thống kê của bệnh viện Nội tiết Trung ương, tính đến tháng 3/2012 khoảng 4,5 triệu bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) chưa bao giờ được chẩn đoán và điều trị đúng.

Dinh dưỡng khoa học cho người bệnh tiểu đường

Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) - còn gọi là tiểu đường, là một trong tứ chứng nan y. Trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng.

ĐTĐ là một bệnh mãn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hoocmon do tụy của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.

Hiện nay, bệnh ĐTĐ ảnh hưởng đến khoảng 350 triệu người trên thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tính đến tháng 3/2012, khoảng 4,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ chưa bao giờ được chẩn đoán và điều trị đúng.

Chế độ ăn uống khoa học hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ có thể tiếp cận liệu pháp dinh dưỡng y học (LPDDYH) trong điều trị và phòng ngừa bệnh ĐTĐ. Tại Hội thảo chyên đề “Cập nhật Liệu pháp dinh dưỡng trong phòng ngừa và điều trị hội chứng chuyển hóa” (do Công ty Abbott và Viện Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức vào tháng tháng 4 tại Hà Nội và TP.HCM), GS.BS.TS Osama Hamdy cho biết, việc áp dụng LPDDYH trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ sẽ giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và làm giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ cũng như các biến chứng của nó.

Dinh dưỡng y học bản chất là dinh dưỡng, nhưng đặc biệt hơn vì nó là dinh dưỡng với tác dụng trị liệu. LPDDYH - thông qua chế độ ăn uống được thiết kế chuyên biệt - đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh như tiền ĐTĐ, ĐTĐ, rối loạn lipit máu, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp hay bệnh tim mạch.

Trong LPDDYH cần chú ý đến 3 yếu tố chính: carbohydrates (chất đường bột), chất béo và protein mà bệnh nhân hấp thu vào qua thức ăn. Việc điều chỉnh những thành phần này có thể tác động đáng kể đến những vấn đề về sức khỏe nêu trên.

Tóm lại, để cải thiện kết quả điều trị, người bệnh ĐTĐ có thể áp dụng một số chiến lược dinh dưỡng sau:

Đẩy mạnh giảm cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu vào hoặc tăng cường vận động. Một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực điều độ là chìa khóa then chốt giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh ĐTĐ hiệu quả.

Thay thế năng lượng từ carbohydrates (chất bột đường) bằng MUFA.

Giảm ăn các thực phẩm làm tăng chỉ số đường huyết. Ăn gạo lức thay vì gạo đã xay xát sẽ tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Không nhất thiết phải nhịn ăn cơm mà quan trọng là ăn với lượng vừa phải, phối hợp với nhiều rau, quả (quả bơ, dâu tây, đào, dưa lưới, cam, bưởi), các loại đạm động vật và thực vật tốt cho tim mạch (như cá hồi, cá basa có nhiều Omega-3, PUFA, các loại đậu như đậu phụ, đậu phộng).

Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì nó làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà được tiêu hóa hấp thu từ từ..

Chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày.

Sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho người ĐTĐ 1 hay 2 lần mỗi ngày thay thế bữa ăn thông thường sẽ rất tốt cho người bệnh ĐTĐ. Glucerna Triple Care là nhãn hàng số 1 tại Mỹ được các bác sĩ khuyên dùng dành cho người bệnh ĐTĐ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Dinh dưỡng khoa học cho người bệnh tiểu đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO