Đau ngực không do tim mạch

THIÊN LÝ (THEO ACTIVE BEAT)| 03/06/2017 08:52

Nhiều người cho rằng, đau ngực là bệnh lý liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

Đau ngực không do tim mạch

Nhiều người cho rằng, đau ngực là bệnh lý liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

Đọc E-paper

Theo y học, chứng đau ngực không do tim (gọi tắt NCCP) là thuật ngữ dùng diễn tả cơn đau ở ngực, cảm giác như ngực biết siết lại hay nóng bừng, cơn đau có thể lan đến lưng, cổ, cánh tay hoặc hàm. Bệnh có 9 nguyên nhân:

1. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh GERD, hay trào ngược axít là nguyên nhân phổ biến gây ra NCCP, chiếm tỷ lệ từ 22 - 66%, do axít ở dạ dày chảy ngược trở lại hay trào ngược vào trong thực quản.

Phòng bệnh, bạn nên thay đổi lối sống và kiểm soát tốt sự tiết axít của dạ dày. Thay đổi lối sống bao gồm giảm cân, chế độ ăn uống cân bằng và khi ngủ nên nâng cao đầu khoảng 20cm. Ngoài ra, tránh uống rượu, bạc hà, chất caffein, sôcôla, nước chanh và những thực phẩm có nguồn gốc cà chua.

2. Rối loạn vận động thực quản

Những rối loạn thường gặp của rối loạn vận động thực quản là co thắt thực quản lan toả và co thắt ống thực quản. Các triệu chứng của co thắt thực quản lan tỏa, do thực quản có dấu hiệu bất thường, thiếu sự phối hợp và thỉnh thoảng bị co rút mạnh. Còn co thắt ống thực quản không làm co thắt thực quản và tăng bất thường lực trương của vòng dưới thực quản.

Rối loạn vận động thực quản gây NCCP được điều trị bằng nhiều phương pháp gần giống với co thắt ống thực quản, bao gồm:

* Uống thuốc.

* Tiêm botox để giảm chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, nguyên nhân gây co thắt ống thực quản.

* Thông thực quản, nếu bị hẹp.

* Phẫu thuật cắt bỏ thực quản.

3. Thực quản quá mẫn cảm

Triệu chứng khi thực quản mẫn cảm thường kèm theo những thay đổi áp lực rất nhỏ ở thực quản, hay khi một lượng nhỏ axít ở dạ dày trào ngược trong thực quản. Nếu có liên quan đến GERD, bạn cần dùng thuốc ức chế lượng axít trong dạ dày hay thuốc chống trầm cảm, giúp giảm đau.

4. Thuyên tắc phổi  

Thuyên tắc phổi xảy ra khi có cục máu đông nằm trong một hay nhiều động mạch phổi, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh phát triển khi cục máu đông ở trong một tĩnh mạch sâu của chi dưới, gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Để chẩn bệnh, cần chụp CT mạch máu, dùng thuốc chống đông máu hay các giải pháp khác để ngăn ngừa xuất hiện thêm cục máu đông.

5. Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là do sự xuất hiện bất thường của không khí bên trong khoang màng phổi. Khoang màng phổi là một khoang ảo, do hai màng lá phổi (áp sát vào ngực) và màng phổi tạng (áp sát vào mô phổi) tạo nên.

Khi tràn khí màng phổi lên đến đỉnh điểm sẽ gây tổn thương phổi. Chấn thương là nguyên nhân thường gặp của tràn khí màng phổi, đặc biệt hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi tự phát.

Nếu bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho một lượng nhỏ không khí vào ngực. Biến chứng đáng kể của tràn khí màng phổi có thể là suy hô hấp hoặc tim ngừng đập. Phương pháp gây xơ hóa màng phổi hay chích xơ tĩnh mạch dùng cho những người bị tràn khí màng phổi tái phát. Bột talc hay các chất dẫn xuất kháng sinh tetracyclin được đưa vào khoang màng phổi để gây sẹo, nhằm giảm nguy cơ tái phát của tràn khí màng phổi.

6. Viêm phổi

Viêm phổi thường do mô phổi bị nhiễm trùng từ vi rút, vi khuẩn hay nấm. Viêm phổi có hai loại: viêm phổi bệnh viện (HAP) do chăm sóc y tế, phẫu thuật gây ra và viêm phổi cộng đồng (CAP) do vi khuẩn streptococcus pneumoniae, chủng rhinovirus và bệnh cúm gây ra.

Để chẩn đoán viêm phổi, cần chụp X-quang ngực. Những người được chẩn đoán CAP có thể hoặc không cần nhập viện, nhưng cần dùng kháng sinh. Còn với HAP, mỗi bệnh viện cần có những kháng sinh đồ để có lựa chọn tối ưu các loại kháng sinh. Kháng sinh đồ giúp thông báo độ nhạy của các vi sinh vật cụ thể của một nhóm kháng sinh.

7. Ung thư phổi

Ung thư phổi gồm có hai loại: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Ung thư tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn là những dạng phụ của NSCLC.

Hầu hết cách điều trị các dạng của ung thư phổi buộc phải phẫu thuật hóa trị hoặc xạ trị. NSCLC có thể chữa trị bằng liệu pháp mục tiêu, liệu pháp miễn dịch hoặc dùng nhiệt để loại bỏ khối u.

8. Viêm màng phổi

Đây là tình trạng màng phổi hay màng xung quanh phổi bị viêm, kèm theo triệu chứng đau nhói ngực, có thể dẫn đến trầm trọng khi hít thở sâu (hít vào), ho, hắt hơi hay cử động ngực. Nguyên nhân viêm màng phổi là do nhiễm vi rút, thuyên tắc phổi, chấn thương, viêm phổi, bệnh lao, tràn khí màng phổi và các bệnh liên quan đến chất amiăng.

Chụp X-quang ngực hay chụp cắt lớp là giải pháp ban đầu để chẩn đoán viêm màng phổi. Cách chữa trị tùy vào nguyên nhân, nhưng nói chung điều trị đau ngực do viêm màng phổi bắt đầu bằng cách uống thuốc kháng viêm không chứa steroid. Các thử nghiệm lâm sàng bao gồm dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid là lựa chọn tuyệt vời, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhưng cần thận trọng.

9. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn là khi phần sụn gắn các xương sườn với xương ức bị viêm. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ với tỷ lệ 70%, còn đàn ông chiếm 30%. Bệnh thường là một chẩn đoán loại trừ, nghĩa là đã được loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn gây tử vong bằng thử nghiệm kiểm tra.

Mục tiêu của điều trị viêm sụn sườn là giảm viêm tấy, bằng cách dùng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. Hiếm có những trường hợp bệnh dai dẳng hay không thể kiểm soát được chữa bằng cách tiêm thuốc tê cục bộ (thuốc giảm đau) và steroid. Tốt nhất là cần tiên lượng bệnh để có thể phục hồi nhanh chóng.

Theo thử nghiệm lâm sàng đăng trên Tạp chí The Journal Psychosomatic Medicine, những người bị rối loạn tâm thần có nguy cơ đau ngực cao gấp ba lần. Kết quả thử nghiệm phát hiện có khoảng 25% người tham gia có những rối loạn tâm thần như lo lắng và trầm cảm ở mức ngang nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa biết có phải các rối loạn tâm thần là nguyên nhân gây đau ngực hay chỉ có những người mắc các chứng rối loạn này mới có cảm giác đau.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đau ngực không do tim mạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO