Tan một giấc mơ lớn

LAM HỒNG| 13/03/2012 03:50

Một năm sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, thế giới đã có cái nhìn rõ hơn về tương lai điện hạt nhân: thay vì có một sự “phục hưng” trên diện rộng thì điện hạt nhân không phải là lời giải cho bài toán năng lượng của thế giới.

Tan một giấc mơ lớn

Một năm sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, thế giới đã có cái nhìn rõ hơn về tương lai điện hạt nhân: thay vì có một sự “phục hưng” trên diện rộng thì điện hạt nhân không phải là lời giải cho bài toán năng lượng của thế giới.

Người dân Tokyo xuống đường phản đối các dự án hạt nhân tại Nhật Bản

Niềm tin lung lay

Nhật Bản đã sử dụng điện hạt nhân kể từ những năm 1960. Riêng năm 2010, 30% lượng điện sử dụng tại nước này có nguồn gốc từ các nhà máy điện hạt nhân. Mặc dù phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nguy hiểm này nhưng Nhật Bản buộc phải cân nhắc lại cái giá phải trả cho tham vọng điện hạt nhân.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima đã làm lung lay niềm tin của dư luận về năng lượng hạt nhân của Nhật Bản. Chính phủ nước này hiện đang cân nhắc lại những kế hoạch trước đó về việc tăng tỷ lệ đóng góp của điện hạt nhân từ 30% (năm 2010) lên 50% (vào năm 2030).

Trước thảm họa, Nhật Bản có 54 lò phản ứng, nhưng hiện nay phần lớn đã ngừng hoạt động. Vào tháng 4/2012, lò phản ứng hạt nhân cuối cùng dự kiến cũng sẽ bị đóng cửa. Tokyo đã hủy bỏ các kế hoạch xây dựng thêm 14 lò phản ứng vào năm 2030.

Fukushima là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của thế giới kể từ khi thảm họa Chernobyl ở Ukraina năm 1986. Công ty Điện lực Tokyo Electric dự tính sẽ mất hàng ngàn tỷ yên và hàng chục năm để khắc phục hậu quả này. Lịch sử của điện hạt nhân chủ yếu là lịch sử các vụ tai nạn.

Đã ba mươi năm trôi qua, Mỹ không xây thêm bất cứ nhà máy hạt nhân nào kể từ vụ tai nạn hạt nhân Three Mile Island ở bang Pennsylvania năm 1979. Trong khi đó, sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraina) vào năm 1999, giới khoa học cho rằng, không nên sản xuất nông nghiệp tại vùng Chernobyl trong vòng ít nhất 200 năm nữa.

Vì vậy, sau thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản gây ra sự cố rò rỉ phóng xạ ở nhà máy Fukushima năm ngoái, cả Đức, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha đều đồng loạt hoãn xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới.

Bởi vì, ngoài vấn đề an toàn điện hạt nhân, nhiều vấn đề lớn của điện hạt nhân hiện vẫn chưa có lời giải đáp: chi phí ban đầu, công nghệ chôn cất chất thải lâu dài và ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

Một phần ba số quốc gia có chương trình điện hạt nhân dân sự đã từng thử phát triển vũ khí hạt nhân. Lo lắng về mặt tối của điện hạt nhân càng tăng lên với các lời đe dọa nguyên tử ở Iran.

Bài toán chi phí

Vì thế, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), chỉ có các nền kinh tế đang phát triển theo đuổi các chương trình phát triển điện hạt nhân chứ không phải Hoa Kỳ hay châu Âu. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đặt hàng các lò phản ứng hạt nhân loại thế hệ thứ ba AP1000, số lượng 2 cặp.

Ấn độ nổi lên dẫn đầu, với 6 lò đang được xây dựng theo một mẫu lò được thiết kế dựa trên mẫu lò AP1000. Mặc dù vậy, theo IEA, xây dựng nhà máy điện hạt nhân không còn là một lựa chọn thương mại khả thi.

Tại thời điểm nhiều nơi trên thế giới ngưng phát triển điện hạt nhân, không ai sẽ xây dựng một nhà máy điện nguyên tử mới mà không có trợ cấp hoặc một thỏa thuận bán điện.

Điện hạt nhân là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần vào việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện nay điện hạt nhân chỉ đóng góp một phần nhỏ vào an ninh năng lượng - tính đến năm 2009 là khoảng 13%, giảm từ 18% vào năm 1996.

Hơn nữa, tỷ lệ này đang giảm vì trong những năm gần đây, số lượng lò bị đóng cửa lớn hơn số lượng lò được xây mới. IEA ước tính các dự án xây mới lò phản ứng trong thời gian tới sẽ chỉ tương đương với số lượng lò phải ngừng hoạt động.

Trong khi đó, chỉ tính riêng trong năm 2010, năng lượng tái tạo đã đóng góp thêm 50 GW, tương đương với khoảng 40 lò phản ứng hạt nhân.

Thực tế cho thấy, đóng góp của điện hạt nhân vào tổng sản lượng điện cũng nhỏ tới mức chúng đang bị thay thế bởi năng lượng tái tạo, năng lượng hóa thạch và việc tăng hiệu quả sử dụng điện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tan một giấc mơ lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO