Qua sông hay dò đá?

LAM HỒNG| 06/11/2013 07:12

Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ), các Hội nghị Trung ương 3 luôn được chú ý đặc biệt, bởi những quyết sách liên quan đến các vấn đề cải cách lớn thường được đưa ra vào kỳ họp này. Lần này, một trong những vấn đề chính trị nhạy cảm nhất được bàn thảo và quyết định là cải cách ruộng đất...

Qua sông hay dò đá?

Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ), các Hội nghị Trung ương 3 luôn được chú ý đặc biệt, bởi những quyết sách liên quan đến các vấn đề cải cách lớn thường được đưa ra vào kỳ họp này. Lần này, một trong những vấn đề chính trị nhạy cảm nhất được bàn thảo và quyết định là cải cách ruộng đất...

Đọc E-paper

Người dân tại Hồ Bắc, tỉnh An Huy bên các dự án mới xây dựng

Nguồn gốc của bất ổn

Các nhà lãnh đạo TQ phát đi tín hiệu sẽ cho ra mắt một loạt biện pháp cải cách sâu rộng trong kinh tế và tiền tệ, ngay trước thềm Hội nghị Trung ương 3, Khóa 18, của Đảng Cộng sản nước này, được tổ chức tại Bắc Kinh từ 9 đến 12/11, đánh dấu một năm cầm quyền của Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình. Hội nghị lần này được cho là sẽ giới thiệu một loạt các quyết sách quan trọng trên mọi lĩnh vực tại TQ, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.

"Con đường mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường lựa chọn có lẽ sẽ mở ra một đợt cải cách kinh tế có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất, kể từ khi Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu quan trọng về cải cách tại Thâm Quyến năm 1992", ông William Rhodes, Giám đốc Quỹ State Street Global Advisers, quỹ quản lý tài sản lớn thứ hai trên thế giới, cho biết.

> Trung Quốc: Thể hiện chủ quyền trên quảng cáo
> Trung Quốc: Tận dụng khủng hoảng mua lại công ty nước ngoài
> “Trung Quốc + 1” = Việt Nam
> Trung Quốc có tiến gần kinh tế thị trường?
> Trung Quốc: Ba khâu yếu nhất của nền kinh tế hiện nay
> Trung Quốc: Gồng mình “chữa bệnh môi trường”

> Rủi ro từ một Trung Quốc “quá nóng”

Theo Thời báo Hoàn Cầu, giới chuyên gia Trung Quốc nhận định sự thay đổi trong Luật Đất đai sẽ ảnh hưởng đến đời sống của 674 triệu người dân nông thôn. Đất đai ở TQ thuộc sở hữu nhà nước và trong những năm 1990, thị trường bất động sản đã trở thành một công cụ khổng lồ thúc đẩy kinh tế nước này đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo luật, chính sách đất đai và hệ thống đăng ký hộ khẩu hiện hữu đang ngăn cản sự di cư của nông dân ra thành thị. Tại nông thôn, đất vẫn là sở hữu tập thể, nhưng không nêu rõ quyền sở hữu tập thể đó nằm trong tay các quan chức hay nông dân. Vì vậy, hành vi thu hồi đất nông nghiệp bất hợp pháp diễn ra thường xuyên và trở thành một vấn đề lớn, đe dọa sự ổn định xã hội.

Các quy định quản lý đất đai hiện nay tạo điều kiện cho chính quyền các địa phương dễ dàng thu hồi đất nông nghiệp của dân với mức giá rẻ bèo. Tiền bán đất trở thành nguồn thu khổng lồ cho chính quyền các địa phương và cá nhân các quan chức địa phương. Theo Bộ Tài chính TQ, trong 7 tháng năm 2013, nguồn thu từ việc bán quyền sử dụng đất của chính phủ lên tới gần 327 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Viện Khoa học và Xã hội TQ, hơn 50% các vụ biểu tình lớn xảy ra trong năm 2012 đều do người dân bức xúc khi đất của họ bị thu hồi và nhà của họ bị san bằng mà không được đền bù đúng mức. Đến nay, dư luận TQ vẫn còn sôi sục "sự kiện Ô Khảm" ở tỉnh Quảng Đông. Năm 2011, gần 20 ngàn dân làng Ô Khảm ở Quảng Đông đã đánh đuổi hết công an và cán bộ xã sau khi tranh chấp đất trở nên căng thẳng vì một người đại diện của dân làng bị chết. Hay hơn 3.000 dân Vọng Giang đã bao vây trụ sở chính quyền tỉnh Quảng Đông để phản đối chính quyền địa phương đầu cơ địa ốc trái phép trên đất canh tác của dân, thu lợi 63 triệu USD... Những vụ tương tự diễn ra rất nhiều.

Dò đá qua sông

Trong bối cảnh đó, ngày càng có nhiều lời kêu gọi cải cách hệ thống quản lý đất đai, đẩy nhanh việc cải cách chính sách đất đai và hệ thống đăng ký hộ khẩu, vốn đang ngăn cản sự di cư của nông dân ra thành thị. Tháng 1 năm ngoái, Chính phủ TQ cho biết dân số đô thị đã đạt 51% (tăng từ 18% vào năm 1978), lần đầu tiên vượt dân số nông thôn.

Nhưng điều này là sai lầm. Khoảng 270 triệu (gần 40%) những người trong dân số đô thị đang cư trú tại khu vực đô thị vẫn giữ "hộ khẩu" chính thức ở nông thôn. Chế độ hộ khẩu bị đánh giá là ngăn cản TQ trên con đường hiện đại hóa, là "xiềng xích nặng nề, vô hình" với hàng trăm triệu người TQ. Hộ khẩu đang tạo hậu quả sâu xa vì nó ngăn cản nhu cầu lưu thông hàng hóa, cụ thể là việc mua bán đất tại nông thôn.

Hội nghị Trung ương năm 2008 vẫn duy trì quan điểm của Mao về quyền sở hữu tập thể đất nông thôn nhưng kêu gọi thành lập "dần dần" một "thị trường đất đô thị và nông thôn thống nhất". Quyền nông dân cá thể về đất nông nghiệp bị hạn chế bởi hợp đồng thuê 30 năm, có thể được kéo dài vô thời hạn.

Các nhà lập pháp đã tranh cãi về những cải cách này nhưng nhiều địa phương đã có cải cách thí điểm kiểu "dò đá qua sông". Chẳng hạn, lãnh đạo Trùng Khánh, khu vực phía Tây Nam với 30 triệu dân, đã thí điểm chế độ "địa phiếu" nhằm thông thoáng việc mua bán nhà và đất nông nghiệp qua đấu giá từ năm 2010. Dù không phải là quá cấp tiến, cải tổ này đã "tạo điều kiện cho một số tiền của thị trường đất đô thị nhỏ giọt xuống vùng nông thôn". Các tỉnh phía Nam như Quý Châu và Vân Nam cũng áp dụng những cải cách tương tự.

Khái niệm về quyền sở hữu tập thể đất nông thôn được ghi nhận trong hiến pháp và nhiều nhà lập chính sách cho đây là đặc trưng của mô hình "chủ nghĩa xã hội đặc sắc TQ". Nhiều chính quyền địa phương lo lắng quyền sở hữu đất nếu trao cho người dân sẽ gây khó khăn trong việc trưng dụng đất để phát triển hạ tầng, nhà máy và nhà ở đô thị.

Mặt khác, ở thượng tầng, sở hữu tập thể không chỉ là một vấn đề mang tính biểu tượng, mà còn liên quan đến lo ngại rằng tự do hóa quyền sở hữu đất nông nghiệp sẽ gây nguy hiểm đối với việc tự cung tự cấp nguồn lương thực sản xuất trong nước của TQ, do đó sẽ đe dọa an ninh của đất nước 1,4 tỷ dân.

Tuy nhiên, bất chấp các lo ngại này, nhiều thành phố lớn như Quảng Châu, Quảng Đông cũng đang có kế hoạch để khởi động kinh doanh "địa phiếu". Tháng 10 mới đây, thành phố Ôn Châu (một điểm nóng của cải cách kinh tế ) đã đi xa hơn khi thiết lập "Trung tâm Dịch vụ tài sản nông thôn", cho phép cư dân đô thị mua nhà ở nông thôn...

Quan điểm của các cải cách này là nếu người dân nông thôn được trao quyền mua bán hoặc thế chấp quyền sử dụng đất và được đền bù xứng đáng, họ sẽ không chỉ sẵn sàng hơn với việc chuyển đổi hộ khẩu nông thôn, mà còn có vốn để bắt đầu cuộc sống đô thị.

"Nông dân không được hưởng các quyền con người, trừ khi họ được hưởng các quyền tài sản", Sun Dawu, người sáng lập một doanh nghiệp nông nghiệp lớn ở phía Bắc tỉnh Hà Bắc, nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Qua sông hay dò đá?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO