5 kiến nghị cho thị trường bất động sản TP.HCM

02/01/2014 01:06

Năm 2013 là một năm ảm đạm của thị trường bất động sản trong nước. Tuy nhiên trong khó khăn chung đó, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng đã nỗ lực hoàn thành việc thực hiện nghị quyết 02 của Chính phủ, tạo động lực tích cựa cho năm 2014.

5 kiến nghị cho thị trường bất động sản TP.HCM

Năm 2013 là một năm ảm đạm của thị trường bất động sản trong nước. Tuy nhiên trong khó khăn chung đó, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng đã nỗ lực hoàn thành việc thực hiện nghị quyết 02 của Chính phủ, tạo động lực tích cực cho năm 2014.

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh trong năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn, không ít dự án dù được chủ đầu tư giảm giá, khuyến mãi nhưng vẫn không bán được.

> Dấu hiệu hồi sinh trên thị trường bất động sản thế giới
> Kích cầu bất động sản: Cần có nhiều dự án tốt
> Những thị trường bất động sản sôi động nhất thế giới

> Thị trường bất động sản: Thời điểm đầu tư dài hạn

> Bốn "tuyệt chiêu" trong marketing bất động sản

Hiện nay toàn Thành phố đang tồn kho khoảng 10.053 căn hộ chung cư và 120,8ha đất nền nhà thấp tầng, phần lớn các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố tạm ngưng triển khai đầu tư xây dựng do thiếu vốn đầu tư và thị trường đóng băng, thanh khoản kém.

Để khắc phục tình trạng này cũng như thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 02 của Chính phủ, trong năm 2014 Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đưa ra một số kiến nghị và giải pháp như sau:

Một là, kiến nghị Chính phủ bổ sung Nghị quyết 02/NQ-CP chấp thuận cho các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ dưới 70m2/căn hộ, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đang xây dựng dở dang được vay nguồn tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Như vậy sẽ nhanh chóng có sản phẩm hoàn thiện đưa ra thị trường, giải quyết nhanh hàng tồn kho và đáp ứng nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp đô thị.

Hai là, kiến nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng đẩy nhanh việc trình Quốc hội sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trong năm 2014 cho phép Việt kiều được sở hữu nhà như người Việt trong nước; tạo điều kiện thông thoáng cho người nước ngoài mua nhà và sở hữu nhà phù hợp thông lệ quốc tế như kết luận của Thủ tướng trong phiên họp Chính phủ ngày 25/12/2013. Đây cũng là một nội dung quan trọng của Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 và Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ để hỗ trợ giải quyết hàng tồn kho ở phân khúc bất động sản hạng sang và thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh bổ sung, sửa đổi Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của Ngân hàng Nhà nước theo hướng: Cho người tiêu dùng được vay vốn ưu đãi với lãi suất tối đa thấp hơn mức 6% hiện nay, đề xuất mức lãi suất khoảng 4,5%-5%/năm là phù hợp; Thời hạn cho vay được điều chỉnh từ 10 năm lên 20 năm đối với cá nhân vay để giảm mức trả nợ vay và lãi vay hàng tháng phù hợp với khả năng tài chính của người vay.

Với mức vay khoảng 500 triệu đồng trong 10 năm, hàng tháng người vay phải trả trên dưới 5 triệu đồng, nếu thời hạn vay 20 năm, hàng tháng người vay chỉ phải trả khoảng 2-3 triệu đồng; Nếu vẫn giữ thời hạn vay 10 năm thì kiến nghị áp dụng thời hạn vay này cho tất cả các trường hợp vay từ năm 2014 đến ngày 01/06/2016; Cho người vay được ân hạn 3 năm đầu chưa phải trả nợ gốc và lãi vay, đến năm thứ tư sẽ trả nợ gốc và lãi vay. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho người vay tích lũy tài sản và dễ dàng trả nợ sau một thời gian dài làm việc; Ngân hàng Nhà nước cho người vay chỉ cần có vốn đối ứng tối thiểu là 10% là phù hợp với khả năng tài chính; 90% tiền thuê mua, mua nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại được vay từ nguồn vốn 30.000 tỷ đồng; Các ngân hàng thương mại cho phép khách hàng cá nhân được bảo đảm tiền vay bằng chính căn hộ mua, thuê mua.

Bốn là, để giúp giải ngân nhanh hơn gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, đề nghị Bộ Xây dựng sửa đổi khoản 2 Thông tư 18/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ: “Người đứng tên vay vốn hỗ trợ nhà ở thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 điều 2 phải có xác nhận của đơn vị đang công tác về nơi công tác và thực trạng về nhà ở (theo mẫu tại phụ lục số 01 Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 của Bộ Xây dựng) và chỉ xác nhận một lần; đơn vị xác nhận phải chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, không yêu cầu xác nhận về điều kiện thu nhập”.

Trong đó, bãi bỏ việc đơn vị xác nhận phải chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình mà thay thế bằng quy định Người đứng tên vay vốn hỗ trợ phải chịu trách nhiệm việc khai báo về thực trạng nhà ở của mình (như cơ chế đang áp dụng đối với các trường hợp ra phường xã xác nhận) để thủ trưởng các đơn vị sau khi kiểm tra sẽ dễ dàng chứng nhận tình trạng nhà ở của cán bộ công nhân viên thuộc quyền.

Năm là, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành danh mục các khu vực không cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội hoặc không cho phép chia nhỏ căn hộ. Ngoài khu vực đó các dự án có thể cho chuyển đổi. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ định hướng việc điều chỉnh phát triển dự án nhà ở phù hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
5 kiến nghị cho thị trường bất động sản TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO