Thị trường quảng cáo châu Á

Nguồn WSJ - dịch BÁCH HỢP| 27/08/2010 06:23

Đầu tư của các doanh nghiệp châu Á cho quảng cáo và tiếp thị đang trở lại mức trước khủng hoảng.

Thị trường quảng cáo châu Á

Đầu tư của các doanh nghiệp châu Á cho quảng cáo và tiếp thị đang trở lại mức trước khủng hoảng. Khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đặc biệt tại Trung Quốc và Ấn Độ, thì kỳ vọng về sự phục hồi và khởi sắc của ngành quảng cáo càng lên cao.

Mời các bạn theo dõi bài "Đối thoại với CEO:Thị trường quảng cáo châu Á: do Kim Quy trình bày.

Tuy nhiên, Nirvik Singh, CEO công ty quảng cáo tiếp thị và gây dựng thương hiệu Grey Group Asia-Pacific không hồ hởi lắm. Anh cho biết: “Kinh doanh tại châu Á cần lạc quan nhưng cũng phải thận trọng”.

Martin Sorrell, CEO của tập đoàn quảng cáo toàn cầu WPP PLC, “tập đoàn cha” của Grey Groups, đã công bố nhận định: “TQ sẽ chiếm 1/3 sự phát triển của thị trường truyền thông thế giới năm 2010”. Nhưng, Singh không ngừng nhắc nhở: “Châu Á đang bùng nổ. Doanh nhân có thể phấn khởi. Nhưng bài học lớn nhất từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế lần này là sự thận trọng”.

Grey Group có lịch sử chuyên nghiệp 21 năm với hơn 2.000 nhân viên khắp 17 quốc gia toàn cầu. Khách hàng của Grey Group có những tên tuổi lớn như P&G, AXA và Hong Kong Tourism Board.

Singh trò chuyện với WSJ tại Hồng Kông.

WSJ (W): Thế giới kỹ thuật số ảnh hưởng ngành quảng cáo, tiếp thị, thương hiệu như thế nào?

Singh (S): Đối với những người làm nghề tiếp thị như chúng tôi, mạng internet ngày càng quan trọng. Người tiêu dùng trò chuyện và lắng nghe ý kiến người tiêu dùng khác qua internet. Tạn Ấn Độ và TQ, sẽ có hàng trăm triệu điện thoại di dộng được kết nối mạng toàn cầu. Mọi người nghe nhạc, chơi game, mua sắm, rút tiền ngân hàng qua điện thoại. Đó là xu thế kỹ thuật số và mạng internet đang bùng nổ.

W: Đại bản doanh kỳ vọng nhiều ở chi nhánh châu Á. Anh đánh giá sao về những kỳ vọng đó?

S: Nhìn vào tăng trưởng GDP thần tốc của TQ, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Việt Nam, các ông chủ dĩ nhiên rất nóng lòng. Tăng trưởng GDP đó là nhờ vào cộng gộp phát triển nhiều ngành. Và riêng trong ngành quảng cáo, quả thực chúng tôi phát triển mạnh ở cả 17 thị trường châu Á.

Nhưng có điểm này cần lưu ý: khi thế giới suy sụp, châu Á cũng lụi tàn. Lúc thế giới khởi sắc thì châu Á vươn lên mạnh mẽ hơn. Không có lưng chừng. Châu Á hoặc rất tươi sáng hoặc vô cùng âm u.

W: Anh có thể tiết lộ cho chúng tôi hoạt động của công ty với khách hàng cũ lẫn khách hàng mới?

S: Những khách hàng cũ đang nhìn vào thế giới truyền thông với ánh mắt mới. Toàn cảnh ngành bán lẻ châu Á đang thay đổi ngay khi chúng ta đang trò chuyện tại đây. Người tiêu dùng thôi mua sắm tại những tiệm tạp hóa nhỏ lẻ, mà đến các siêu thị lớn, hiện đại. Khách hàng cũ muốn được cập nhật chi tiết và nhanh chóng những đổi thay tại châu Á.

Trong khi đó, khách hàng mới thì dò la tin tức rồi lần tìm đến châu Á. Họ cũng kỳ vọng rằng chúng tôi đã tiếp cận sâu sát thị trường. Họ muốn rút ngắn thiếu hụt bấy lâu của mình ở thị trường mới đầy tiềm năng.

W: Thử thách lớn nhất trong hiện tại là gì?

S: Đội ngũ nhân tài là điều mọi công ty mong mỏi. Khi kinh tế phục hồi, các công ty bắt đầu thuê tuyển trở lại. Nhân viên châu Á linh động hơn những vùng khác. Họ luôn sẵn sàng nhận việc tại bất kỳ nơi nào toàn thế giới.

Bên cạnh việc sở hữu đội ngũ nhân lực tài giỏi, công ty còn phải nắm rõ về hiện tại để có thể dự đoán tương lai của thế giới kỹ thuật số.
Khác biệt văn hóa tại thị trường mới cũng là trở ngại không nhỏ. Bởi ngôn ngữ, ẩm thực… cũng ảnh hưởng đến kinh doanh.

W: Anh nghĩ những tập đoàn lớn sẽ tiếp tục thống trị ngành quảng cáo, hay các công ty nhỏ sẽ vùng lên tạo cuộc cách mạng?

S: Nhiều doanh nghiệp nhỏ ra đời. Có công ty thì tồn tại vững bền và ngày càng lớn mạnh, có công ty thì chóng bị diệt vong.
Nhưng, tôi nghĩ, sức mạnh không chỉ trong tay những tập đoàn lớn, công ty nhỏ, mà còn trong nhiều đơn vị trẻ thuộc thế giới di động, kỹ thuật số, internet… Khi ngành truyền thông phát triển rầm rộ thì càng nhiều người tài giành nhau miếng bánh ngon. Chúng tôi chỉ nghĩ là tập đoàn như mình phải rèn luyện không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.

W: Tập đoàn của anh đã vượt qua khủng hoảng thế nào?

S: Khủng hoảng những năm 90 khiến chúng tôi có sẵn những phòng bị. Vậy nên, khủng hoảng lần này xảy ra, chúng tôi có thể phục hồi nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, sự linh hoạt cũng giúp chúng tôi nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng.

W: Anh đang có những dự định gì trong giai đoạn phục hồi?

S: Tại châu Á, mọi thứ cứ như một cuộc đua. Tất cả đổ dồn tâm trí và sức lực vào tăng trưởng. Cơ hội tiếp theo nằm ở đâu? Làm thế nào tìm kiếm nhân tài ngồi vào dàn lãnh đạo?

Công ty chúng tôi đang thực hành khá tốt những kế hoạch đã đề ra. 6 tháng qua, khi kinh tế còn lao đao, chúng tôi đã chuẩn bị cho sự phục hồi bằng việc thuê 25 – 30 quản lý cấp cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường quảng cáo châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO