Chiến lược marketing

29/05/2009 02:44

Mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu marketing khác nhau cho các sản phẩm của mình, về khối lượng và thị phần của sản phẩm cũng như về mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Chiến lược marketing

Mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu marketing khác nhau cho các sản phẩm của mình, về khối lượng và thị phần của sản phẩm cũng như về mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Và con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đạt được những mục tiêu đó được gọi là chiến lược marketing. Do đó, chiến lược marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng cho thành công của doanh nghiệp khi tung ra các sản phẩm mới của mình ra thị trường.

Chiến lược marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng cho thành công của doanh nghiệp khi tung ra các sản phẩm mới của mình ra thị trường.

1. Mục tiêu của chiến lược marketing là gì? Về cơ bản, chiến lược marketing giải quyết những vấn đề như: - Xác định khách hàng trọng tâm: Khách hàng của công ty là ai?

- Xác định thị trường: Thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh là gì?

- Định hướng chiến lược cạnh tranh: Sản phẩm/dịch vụ của công ty được định vị như thế nào? Vì sao khách hàng phải mua hàng của công ty mà không phải là của đối thủ cạnh tranh?

- Marketing mix: Công ty sẽ thực hiện những thay đổi, cải tiến gì liên quan đến sản phẩm, giá cả, kênh, truyền thông ...?

Trong đó, marketing mix (4P) thường được dùng để triển khai cụ thể chiến lược marketing vào từng (phân khúc) thị trường thông qua sản phẩm, kênh, truyền thông và giá. Cụ thể là:

- price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường. place: chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.

- promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet v.v. product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v.

Hiện nay, có một số chuyên gia từ cơ sở của chiến lược 4P phát triển thêm thành 7P, thêm các yếu tố: physical evidence, process, people

2. Tiêu chí nào để đánh giá cho một chiến lược marketing hiệu quả?

Mỗi chiến lược marketing phải được đánh giá bằng khả năng tác động và ảnh hưởng trực tiếp của nó đến thị trường, tức là đến các yếu tố như: số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm bán ra, tấn số mua hàng của khách quen... Ở đây xin nêu ra 3 yếu tố để đánh giá cho một chiến lược marketing hiệu quả:

Tăng số lượng khách hàng

Nếu người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình marketing đầu tư để thu hút nhiều khách hàng là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại.Vì tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình.

Với mục tiêu chính là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Nếu doanh nghiệp thực hiện theo đúng mục tiêu này, chiến lược marketing sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó từng bước nâng số lượng khách hàng.

Tăng số lượng giao dịch trung bình

Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp thường dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm.

Vì họ sẽ tìm ra lý do để chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp khác nếu không tìm thấy lý do để buộc phải mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình. Tiếp thị đến khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình.

Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen Nhiều doanh nghiệp không chú ý chăm sóc khách quen khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh. Cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên mua sản phẩm của công ty.

Vì nếu không có những chiến lược hoặc quy trình marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh nghiệp phát triển việc kinh doanh của mình.

Nguồn: Business World

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chiến lược marketing
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO