Tránh xung đột lợi ích trong doanh nghiệp gia đình

PHƯƠNG NAM (theo Inc.)/DNSGCT| 11/12/2016 03:46

Khi làm kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp gia đình đều có cách quản lý không chính thức, làm hạn chế sự tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp

Tránh xung đột lợi ích trong doanh nghiệp gia đình

Xung đột là điều thường xảy ra trong nhiều doanh nghiệp gia đình.

Đọc E-paper

Chuyên gia người Mỹ về kinh doanh gia đình Don Schwerzle (Georgia) cho biết: “Khi làm kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp gia đình đều có cách quản lý không chính thức, làm hạn chế sự tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp – yếu tố giúp doanh nghiệp gia đình có được tiềm năng thực sự, đồng thời cản trở việc giải quyết những xung đột”.

Chuyên gia nhân lực Jane Hilburt-Davis - đồng tác giả cuốn Tư vấn cho các doanh nghiệp gia đình cho rằng: “Do trong một doanh nghiệp gia đình, mọi người làm mọi thứ, nên có xu hướng làm nảy sinh xung đột. Vậy nên, cần bảo đảm mỗi người cần có một vai trò, những trách nhiệm được nêu cụ thể, rõ ràng. Hãy thành lập chức danh, công việc, trách nhiệm của mỗi người, đồng thời bảo đảm đánh giá năng suất làm việc của mọi người một cách công bằng, có khen thưởng dựa trên thành tích”.

Không cư xử đặc biệt với nhân viên là thành viên gia đình hơn nhân viên không phải trong gia đình (nếu có)

Trong nhiều doanh nghiệp sở hữu gia đình, những đãi ngộ đặc biệt cho thành viên gia đình có thể dẫn đến một tiền lệ xấu. Hơn nữa, bạn không muốn những nhân viên không thuộc gia đình nghĩ rằng những thành viên gia đình nhận được sự nâng đỡ, thăng tiến không đúng với năng lực của họ. Đó là giải thích của tổ chức tư vấn kinh doanh Score của Mỹ.

Chuyên gia tư vấn kinh doanh Augustus McMillan cho biết: “Tránh lạm dụng các mối quan hệ gia đình, không khen thưởng hay kỷ luật người nào đó vì họ là bà con của bạn. Nếu những người khác bị kỷ luật vì cách cư xử không đúng, thì những thành viên gia đình bạn cũng phải chịu theo. Cần ca ngợi, khen thưởng thành tích của mọi người với mức độ như nhau. Cư xử với bất cứ nhân viên, thuộc hay không thuộc gia đình, một cách đặc biệt, nếu họ xứng đáng”.

Giao tiếp chân thành, cởi mở

Đừng giữ bí mật, che giấu sự thật, là bạn có những thành viên làm việc trong công ty. Nếu không, nhân viên không thuộc gia đình sẽ muốn rời công ty, nghĩ rằng nhân viên “người nhà” sẽ biết nhiều chuyện xảy ra trong công ty hơn là “người ngoài”. Việc giao tiếp hiệu quả với tất cả nhân viên công ty rất quan trọng.

Nhằm thúc đẩy môi trường làm việc tốt hơn giữa các nhân viên, đồng thời không ngừng cải thiện truyền thông hai chiều, cần cân nhắc việc tổ chức các hội thảo, buổi họp, tạo cơ hội cho các nhân viên cùng trao đổi, giao tiếp với nhau tốt hơn.

Đừng nhầm lẫn giữa những quyết định của gia đình và của doanh nghiệp

Tránh để thành viên gia đình dùng xe của công ty hay cho phép họ nhờ nhân viên công ty để giải quyết việc riêng tại nhà. Cũng theo chuyên gia Hilburt-Davis: “Bạn hoàn toàn không muốn những điều này xảy ra. Bạn cần chuyên nghiệp hóa việc kinh doanh. Hãy tự hỏi bạn sẽ làm gì, nếu nhân viên này không phải là một thành viên gia đình”.

Thiết lập ranh giới lành mạnh giữa gia đình và kinh doanh

Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với những "đội" là vợ chồng. Ví dụ, một số cặp vợ chồng không cùng lái xe đến hoặc rời công ty với nhau, những cặp khác chọn cách không nói chuyện liên quan đến công việc sau sáu giờ chiều, lúc ở nhà, những ngày nghỉ cuối tuần hay kỳ nghỉ gia đình.

Chủ tịch tổ chức doanh nghiệp gia đình Wayne Rivers khuyên: “Để hoàn toàn thoát khỏi công việc, hãy tắt điện thoại, để laptop ở nhà, để tận hưởng 10 ngày thư giãn bên gia đình. Nếu không chú ý đến mối quan hệ bên ngoài công việc, bạn sẽ không bị nó quấy rầy”.

>8 gia đình giàu nhất nước Mỹ

>5 ý tưởng khởi nghiệp cho các cặp vợ chồng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tránh xung đột lợi ích trong doanh nghiệp gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO