Thu hẹp khoảng cách địa lý trong hôn nhân

THÙY NHƯ (theo Families for Life)/DNSGCT| 09/04/2017 06:48

Khoảng cách địa lý trong hôn nhân tồn tại khi vợ chồng thường xuyên phải sống xa nhau, ít có cơ hội để gặp nhau.

Thu hẹp khoảng cách địa lý trong hôn nhân

Khi kết hôn, bạn và bạn đời muốn được chia sẻ với nhau mọi thứ trong cuộc sống, cùng chăm sóc gia đình và nhìn con cái lớn lên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cặp vợ chồng phải trải qua phần lớn thời gian sống xa nhau, chủ yếu là do đặc thù công việc.

Đọc E-paper

Khoảng cách địa lý trong hôn nhân tồn tại trong cuộc hôn nhân mà vợ chồng thường xuyên phải sống xa nhau, ít có cơ hội để gặp nhau. Điều này xảy ra nếu người chồng/vợ được bổ nhiệm làm việc tại một thành phố hay công ty khác, người còn lại ở nhà lo chuyện gia đình.

Sự vắng mặt của người chồng/vợ có thể khiến gia đình gặp nhiều khó khăn. Nếu con cái còn nhỏ, trách nhiệm của người ở nhà sẽ tăng gấp đôi. Hơn nữa, còn có thể gặp trở ngại giữa việc làm cách nào để con cái luôn nhớ và mong chờ gặp mặt cha/mẹ với việc một trong hai người vắng mặt quá lâu tạo cho trẻ cảm giác gia đình đang trải qua một giai đoạn đau buồn.

Để có được một gia đình hạnh phúc và lành mạnh, cần có sự cam kết và nỗ lực của cả hai vợ chồng bởi vì không phải ai cũng có tâm lý sẵn sàng khi ở trong mối quan hệ có khoảng cách về địa lý. Nếu không tin tưởng bạn đời, hoặc một trong hai người có những vấn đề về sức khỏe, hay bạn gặp khó khăn khi sống một mình, thì điều cần làm là có một cuộc thảo luận thực sự về những kế hoạch của cả hai.

Khi có bất cứ vấn đề nào kể trên, tốt nhất là chấp nhận một số hy sinh để vợ chồng luôn sát cánh bên nhau.

>>3 bí quyết tha thứ để giữ hạnh phúc gia đình

Những cuộc hôn nhân như thế này sẽ dễ dàng hơn nếu biết cách thu hẹp khoảng cách địa lý giữa hai bên. Bằng cách thảo luận về thời gian của sự xa cách, lên kế hoạch sao cho thời gian xa nhau càng ngắn càng tốt. Tận dụng các ứng dụng công nghệ cũng là một giải pháp, chẳng hạn như tạo chức năng skype, sử dụng email, web chat và phương tiện xã hội khác để kết nối với gia đình.

Trường hợp có con cái, nên cho trẻ được nói chuyện với cha/mẹ ít nhất một lần mỗi ngày. Tốt nhất là chọn một thời gian nhất định để mọi người có thể nói chuyện với nhau, chẳng hạn như trước giờ đi ngủ.

Sắp xếp để vợ chồng được gặp mặt nhau cũng rất cần thiết, nên ít nhất là 2 lần mỗi tháng. Còn nếu không thể đáp ứng về mặt thể chất, cố gắng thu xếp gần nhau thường xuyên càng tốt, nếu có thể. Bởi vì việc dành thời gian gần gũi bên bạn đời là quan trọng để tạo sự gắn kết giữa đôi bên.

Một điều nữa là khi phần lớn thời gian hai người cách xa nhau, nên sẽ thiếu thông tin về bạn đời. Do vậy, vợ chồng cần cởi mở hơn trong việc chia sẻ những cảm xúc, sinh hoạt trong gia đình, biết lắng nghe nhau và thể hiện sự đồng cảm một cách công khai. Còn lúc ở bên nhau, hãy tạm quên đi công việc, đừng bàn luận về công việc vì đây là khoảnh khắc quý giá, đáng trân trọng của cả hai. Thay vào đó, tập trung nói về gia đình, con cái.

Điều không thể phủ nhận là khi vợ chồng cùng làm những việc như một gia đình sẽ đem lại niềm vui, kết nối với nhau và để con cái gần gũi với cha mẹ hơn.

>>Vì sao người sống nội tâm sẽ là bạn đời tốt?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thu hẹp khoảng cách địa lý trong hôn nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO