Phép lịch sự ở bàn ăn

RENATEn HAEUSLER - LÊ TÂM dịch| 07/07/2014 07:05

Người phương Tây có nhiều quy tắc về phép lịch sự ở bàn ăn. Hình như chúng tôi có vẻ khó tính hơn người Việt trong chuyện này.

Phép lịch sự ở bàn ăn

Người phương Tây có nhiều quy tắc về phép lịch sự ở bàn ăn. Hình như chúng tôi có vẻ khó tính hơn người Việt trong chuyện này.

Đọc E-paper

Có một số hành vi ở bàn ăn người phương Tây thường tránh, ví dụ như chồm mình qua bàn, đặt cùi chỏ lên bàn, dựa lưng ra sau ghế, hoặc đặt chân lên ghế,… Những hành động này dễ khiến người ta đánh giá rằng bạn thiếu tinh tế hoặc không tôn trọng người đối diện.

Vào một số hàng quán ở Việt Nam, tôi thấy nhiều người thản nhiên bỏ dép ra gác chân lên ghế. Điều này khiến tôi thấy sốc. Ở phương Tây chúng tôi có một quy ước bất thành văn là “nếu khách không mặc áo, không mang giày thì nhà hàng không phục vụ”. Không chỉ vì lý do thẩm mỹ, người phương Tây quy ước với nhau như vậy còn vì những lý do vệ sinh nữa.

Bên cạnh đó, cách cầm dao nĩa cũng thể hiện sự tinh tế trong ăn uống của người phương Tây. Người nào cầm nĩa vụng về và ăn ngấu nghiến bị xem là thuộc tầng lớp thấp và ít được giáo dục.

Bưng tô hoặc đĩa lên húp cũng là điều không nên làm. Đĩa và tô luôn phải đặt trên bàn. Những tiếng động khi ăn như tiếng húp sột soạt, tiếng uống nước ừng ực hoặc liếm mép khi đang ăn hoàn toàn không nên có. Mở miệng quá to và nói trong khi đang nhai cũng là bất lịch sự. Ở châu Á có vẻ như mọi người không quan tâm đến điều này cho lắm.

Ngoài ra, tôi thấy các nhà hàng ở Việt Nam hay đặt tăm trên bàn ăn. Ở phương Tây, những đồ dùng vệ sinh cá nhân không bao giờ xuất hiện trên bàn ăn. Những đồ này được đặt trong phòng vệ sinh. Ngay cả việc nhắc đến phòng vệ sinh hay phòng tắm vào bữa ăn cũng là điều nên tránh. Những người lịch sự sẽ thực hiện việc rửa tay, chải tóc, đi vệ sinh trước bữa ăn, vì việc rời bàn vào toilet giữa bữa ăn có thể khiến người khác cau mày. Phòng vệ sinh được đặt ở nơi kín đáo, không nhìn thấy từ chỗ ngồi ăn. Ở đây, tôi thấy toilet và bếp thường gần nhau. Như vậy tôi e là không đảm bảo vệ sinh.

Ở Việt Nam, mỗi người có mỗi kiểu cầm đũa riêng chứ không có những quy ước chung như trong cách cầm dao nĩa của phương Tây. Vì vậy, tôi suy ra cách cầm đũa không thể hiện địa vị trong xã hội Việt Nam.

Người Việt cũng chấp nhận những tiếng động kiểu như nhai nhóp nhép trong bữa ăn. Không có nhiều thứ bị xem là cấm kỵ như ở phương Tây. Ở đây, việc quan sát cách ăn không giúp bạn phân biệt được trình độ hay đẳng cấp của mọi người.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phép lịch sự ở bàn ăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO