Nhà nào cũng thế

QUẢNG YÊN/DNSGCT| 10/08/2014 07:30

Sao thằng con nhà mình chỉ chơi, không thích học?”. Nếu bạn hỏi thử câu này với các bạn đồng nghiệp ở cơ quan công sở hay công ty mà xem. Thế nào cũng có người nói, tìm một đứa thích học bây giờ chắc không ra.

Nhà nào cũng thế

“Sao thằng con nhà mình chỉ chơi, không thích học?”. Nếu bạn hỏi thử câu này với các bạn đồng nghiệp ở cơ quan công sở hay công ty mà xem. Thế nào cũng có người nói, tìm một đứa thích học bây giờ chắc không ra.

Đọc E-paper

Vậy sao báo chí vẫn đăng con nhà nghèo hiếu học vươn lên, giành giải nọ kia, cả giải quốc tế cũng có nữa? Không hiểu tìm những đứa đó ở đâu bây giờ? Chắc là chỉ có ở con nhà nghèo rồi.

Thấy chưa, có bà mẹ ăn cám cả chục năm nuôi con học đại học, ông bố ở trong ống cống nuôi con học đại học đó. Con cái thấy cha mẹ khổ nên ráng học? Thế sao ở Mỹ và các nước giàu, cha mẹ đi xe bóng lộn, nhà cửa đàng hoàng, có nghèo khổ gì đâu mà con cái họ vẫn có cả thế hệ giỏi giang sáng tạo, xây dựng đất nước giàu có thiên đường?

Hỏi một hồi hóa ra chẳng phải hoàn toàn do giàu hay nghèo. Con nhà nào cũng có thể dốt, giỏi, hư, ngoan. Vậy phải tìm gốc rễ câu chuyện ở đâu?

Ghét nhất là ai cứ đưa ra vấn đề nóng, mọi người chúi vào đọc, một hồi thấy giải đáp chẳng đâu vào đâu, lại chui vào bế tắc cũ. Thí dụ, “Việt Nam phải làm gì để nắm lấy cơ hội đầu tư?” là cái tít hay thấy trên báo.

Đọc một hồi, lại thấy phải cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch công khai, cải cách hành chính, tăng sức cạnh tranh… ôi trời, toàn… nói đúng cả, nhưng mà là những vấn đề nói cả mấy chục năm chẳng làm được, tưởng có gì mới.

Thế nên trả lời câu hỏi sao trẻ không học, ở thành phố chúng chỉ hết tivi lại sang iPad, bây giờ sách cũng chẳng đọc. Mà quái lạ, chẳng có đứa nào mê đánh răng, đi tắm. Giục mỏi cả miệng, thành ra “mẹ nói nhiều quá” (tít một bài trên báo hẳn hoi).

Nhà nào cũng giống nhau: Trẻ con không mê điều tốt, toàn mê cái xấu, chơi, ăn đồ độc hại như hamburger, pizza, KFC, uống Coca, chơi game. Nhà nào có đứa trẻ chịu quét nhà đã hiếm. Vì ở thành phố, nhà phải lau bóng loáng, có khi ôsin làm hết rồi. Làm gì có cảnh đứa bé sáu tuổi nấu cám heo ở nhà quê như ngày xưa nữa?

Người ta lại đưa ra giải đáp rất đúng và… thất vọng. Đúng, là vì nói rằng tại giáo dục của bố mẹ, không cho con làm. Đố ai đi làm về, phóng xe bạt mặt qua những con phố đông nghẹt người, đi chợ mua đồ và đưa đón con về đến nhà, ở trạng thái rã rời đó còn có thể nhẫn nại để… dạy con làm việc nhà?

Muốn trẻ ngoan phải biết tự tắm giặt, biết nấu nướng, lau nhà cửa (ở thành phố thì chỉ có việc nhà vậy thôi). Vậy là thất vọng về giải pháp.

Bây giờ trẻ con tự phục vụ bản thân được đã là ngoan lắm, nói gì đến chuyện làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ. Thế nên những thứ gọi là kỹ năng sống mới có đất làm dịch vụ. Nộp cả đống tiền, tập sống đời chiến sĩ khoảng mấy chục ngày. Biết dậy sớm, gấp chăn màn, đánh răng rửa mặt, tập thể dục…

Toàn những thứ việc lẽ ra ở nhà, tự nhiên là phải làm. Vậy mà phải nộp cho dịch vụ nhiều tiền để làm những việc đó. Thấy lạ lẫm, sống tập thể ai cũng phải làm vậy. Hết “học kỳ quân đội” về nhà là đâu lại vào đấy.

Nền nếp kỷ cương muốn có được, người lớn phải thiết lập. Xưa có ông bà nghiêm khắc, cha mẹ cũng phải tuân theo, nên cháu nhỏ đâu có cách gì khác ngoài tuân theo, đó gọi là nếp nhà.

Bây giờ lộn tùng phèo. Ông bà sợ con cháu, đố dám ho he phê phán. Chúng nó tân tiến, đi làm nói tiếng Tây, giỏi vi tính máy móc ông bà mù tịt. Sử dụng cái remote mở tivi cũng chẳng rành.

Bọn chúng thì đủ thứ tân kỳ trò chơi máy tính, hát tiếng Anh, cô cậu choai choai bỏ ra tỉnh thành học bằng nọ bằng kia. Lương thấp tè vẫn cố bám, chê nhà quê.

Ôi thôi, nhìn lại thì xã hội đồng bộ quá, nhà nào cũng cố gắng để… giống nhau mới gọi là hiện đại. Bệnh này đố ai chữa được đó, vì đó là trào lưu phát triển thì ráng mà chịu.

>Con học giỏi, cha mẹ thoát nghèo
>Con cái có thể dạy cha mẹ một bài học?
>Cha mẹ tôi thật tuyệt!
>
“Cha mẹ - Con cái: Đối thoại - chuyện không dễ?”
>Những đứa trẻ của thế hệ mới
>
Những đứa con “khủng”

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhà nào cũng thế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO