Ngôn ngữ cơ thể gắn kết tình cảm vợ chồng

THÙY NHƯ (theo Rd và Only my Health)/DNSGCT| 27/08/2017 08:35

Ngôn ngữ cơ thể chiếm vai trò rất quan trọng trong cuộc sống vợ chồng mà ít khi được nhìn nhận đúng.

Ngôn ngữ cơ thể gắn kết tình cảm vợ chồng

Ngôn ngữ cơ thể chiếm vai trò rất quan trọng trong cuộc sống vợ chồng mà ít khi được nhìn nhận đúng.

Đọc E-paper

Loại ngôn ngữ này có thể khiến vợ chồng thêm gắn bó hay cách xa nhau hơn. Một số biểu hiện cơ thể thường được cho là thủ phạm tạo nên mâu thuẫn và cảm giác không thoải mái cho người đối diện, và chỉ cần vài thay đổi nhỏ, bạn có thể đem lại cảm giác bình an cho người phối ngẫu.

Trong cùng lúc, não người có khả năng xử lý và nhận biết thông tin bằng lời và không lời, khi tiếp nhận những lời nói không khớp với ngôn ngữ cơ thể. Chỉ cần một cái thở dài, nhíu mày, nụ cười hay nghiêng đầu cũng đủ để nói lên nhiều cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, những tín hiệu không lời này còn phụ thuộc vào cách vợ chồng tương tác, thấu hiểu nhau. Một cử chỉ ấm áp ngụ ý muốn nói xin lỗi, cái chạm nhẹ vào người giúp xoa dịu tâm lý căng thẳng khi tranh luận, hay lời nói êm tai muốn gửi gắm một thông điệp yêu thương đến bạn đời.

Ngược lại, nếu bị hiểu sai ngôn ngữ cơ thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Giống như lúc bạn muốn thổ lộ với bạn đời một bí mật, nhưng cô/anh ấy chỉ cau mày, nhăn trán vì mải tập trung một vấn đề khác, có thể bị hiểu nhầm là không tán thành. Ngay cả khi vợ chồng hiểu sai ý nhau trong lúc nói chuyện, một số ngôn ngữ cơ thể vô tình tạo ra bầu không khí bất an, không thoải mái giữa hai người. Mặc dù không có chủ ý, nhưng khi giao tiếp không lời bị hiểu sai ý vẫn có thể tạo ra nhiều áp lực, tổn thương cho bạn đời.

Tư thế khi nói chuyện

Nhiều nghiên cứu ghi nhận, người có quyền lực cao ngồi ở vị trí cao hơn bạn đời của họ, thường để hai chân lên cao hay đan chéo các ngón tay để phía sau cổ, luôn chiếm ưu thế hơn trong lúc nói chuyện. Còn những người có tư thế thấp, như ngồi ở vị trí thấp hơn, là thể hiện sự tự vệ và bực bội. Vì thế, để chuyển tải sự hợp tác với bạn đời, chỉ cần nhìn tư thế của cô/anh ấy trong lúc nói chuyện.

Biểu cảm của miệng

Nhìn biểu cảm miệng có thể biết được những cảm xúc thật của bạn đời trong lúc nói chuyện. Tiến sĩ David B. Givens, tác giả cuốn sách Love Signals (tạm dịch: Những tín hiệu tình yêu) cho biết, khi bạn muốn nói điều gì não sẽ truyền một thông điệp đến môi và lưỡi, để bắt đầu định hình cảm xúc. Còn khi mím môi lại, tức là bạn đời muốn bày tỏ những suy nghĩ trước khi có cơ hội thốt nên lời.

Xây dựng lòng tin với lòng bàn tay

Theo nhận xét của Tonya Reiman, tác giả cuốn sách The Power of Body Language (tạm dịch: Năng lực của ngôn ngữ cơ thể), để chuyển tải sự tin cậy đến bạn đời, hãy tiếp cận cô/anh ấy bằng những ngôn ngữ cơ thể “mở”. Để xây dựng lòng tin với bạn đời, nên hướng bàn chân của bạn về phía cô/anh ấy trong lúc ngồi nói chuyện, thường xuyên mỉm cười và kèm theo những cử chỉ tinh tế của lòng bàn tay.

Chạm người vào nhau

Mâu thuẫn hay tranh luận là chuyện thường gặp khi sống chung. Nếu xảy ra tranh luận, một cái chạm nhẹ sẽ là cách xoa dịu tâm lý căng thẳng giữa hai người. Thực tế là tiếp xúc thể chất luôn đem lại hiệu quả rất đáng kể trong việc thắt chặt mối quan hệ vợ chồng. Khi chạm vào bạn đời, sẽ làm lượng hormon oxytocin trong cơ thể của cả hai tăng lên, từ đó tạo ra cảm giác tin tưởng lẫn nhau. Hơn thế, hormon oxytoxin còn giảm bớt lượng hormon cortisol, làm dịu tâm lý căng thẳng giữa đôi bên.

>Vợ chồng cùng khởi nghiệp

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngôn ngữ cơ thể gắn kết tình cảm vợ chồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO