Để công nghệ không ảnh hưởng đến giao tiếp gia đình

THÙY NHƯ (theo Livestrong & eHow)/DNSGCT| 25/12/2016 06:45

Cha nghe điện thoại, mẹ làm việc máy tính, con cái xem tivi, không ai nói chuyện với ai. Có thể nói, sự giao tiếp trong gia đình bị phá vỡ do mỗi người chỉ mải chú ý cho sự theo đuổi cá nhân.

Để công nghệ không ảnh hưởng đến giao tiếp gia đình

Cha nghe điện thoại, mẹ làm việc máy tính, con cái xem tivi, không ai nói chuyện với ai. Điều mà các chuyên gia tâm lý băn khoăn là giao tiếp trong gia đình bị phá vỡ do mỗi người chỉ mải chú ý đến các vấn đề cá nhân.

Đọc E-paper

Công nghệ trong thế giới ngày nay, như webcam, Facebook, Twitter, email, tin nhắn, đem lại nhiều phương tiện giao tiếp hiệu quả, giúp mỗi thành viên gia đình có thể giữ liên lạc với nhau. Tuy nhiên, có những lúc việc giao tiếp trực tiếp giữa mọi người có xu hướng rạn nứt do bị công nghệ chi phối quá mức.

Giải pháp đưa ra là tùy vào tình huống cụ thể. Công nghệ có thể tạo cầu nối cho những khoảng cách, duy trì kết nối di động của gia đình. Một nghiên cứu trên internet của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) và dự án Cuộc sống của người Mỹ cho thấy điện thoại di động, email và tin nhắn có tác dụng bù đắp sự căng thẳng trong gia đình trước áp lực của cuộc sống hiện đại bằng cách cho phép các thành viên gia đình giao tiếp khi ở xa nhau.

Tivi là một trong những phương tiện công nghệ ngăn cản giao tiếp gia đình. Với sự ra đời của nhiều chương trình mới mẻ, lôi cuốn, mọi người trong gia đình có thể ngồi xem hàng giờ mà không cần nói chuyện với nhau. Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý thuộc ĐH Maine (Mỹ), cha mẹ cần giám sát việc xem tivi, hạn chế thời lượng xem tivi của một đứa trẻ. Và để khuyến khích các kỹ năng ngôn ngữ, cha mẹ có thể tham gia bàn luận chương trình tivi con đang xem, đồng thời phân tích cho chúng về các chương trình quảng cáo trên tivi.

>>Quản trị kiểu gia đình: Khi nào ưu thế sẽ thành hạn chế?

Mạng xã hội trực tuyến, như Facebook và Myspace, đã thay đổi cách giao tiếp trong gia đình. Khi được các chuyên gia tâm lý Ấn Độ hỏi ý kiến về các loại công nghệ này, một số cha mẹ cho biết một đứa trẻ bị cô lập về mặt xã hội có thể trở nên cô lập hơn vì mạng xã hội. Tuy nhiên, những người khác tin rằng internet có thể hữu ích đối với trẻ trầm cảm. Còn với tương tác trực tuyến, cha mẹ vẫn kiểm soát được tình huống bằng cách tham gia Facebook với con để có thể giám sát xem chúng đang nói chuyện với ai.

Hãy sử dụng công nghệ để tăng cường giao tiếp bằng cách biến chúng trở thành tâm điểm của những hoạt động gia đình, ví dụ như cùng gia đình xem phim vào buổi tối hay tham gia trò chơi điện tử giải trí, để mọi người gần gũi nhau hơn và tạo một chủ đề chung cho các cuộc thảo luận. Nếu con cái dành nhiều thời gian để dùng điện thoại di động, cha mẹ hãy gửi cho chúng một tin nhắn, như “Ba/mẹ yêu con”, điều này cũng giống như dành cho con một cái ôm hôn thắm thiết.

Cũng giống như công nghệ, một gia đình luôn không ngừng thay đổi. Điều quan trọng là cách chúng ta cho phép công nghệ ảnh hưởng đến giao tiếp gia đình như thế nào. Do đó, giao tiếp gia đình sẽ không chịu ảnh hưởng bất lợi bởi công nghệ nếu được giám sát và kiểm soát tốt.

>>5 ý tưởng khởi nghiệp cho các cặp vợ chồng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để công nghệ không ảnh hưởng đến giao tiếp gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO