Đã làm từ thiện thì không để có rủi ro

HỒNG BÍCH| 10/09/2014 03:55

Trong một lần nói chuyện với một anh bạn từng sống lâu năm ở nước ngoài và hay tham gia các chương trình từ thiện, tôi giới thiệu với anh một dự án mới phác thảo từ thực tế.

Đã làm từ thiện thì không để có rủi ro

Trong một lần nói chuyện với một anh bạn từng sống lâu năm ở nước ngoài và hay tham gia các chương trình từ thiện, tôi giới thiệu với anh một dự án mới phác thảo từ thực tế.

Đọc E-paper

Chúng tôi từng gặp nhiều phụ huynh có con em bị khiếm thính, lâu ngày dẫn đến hậu quả bị câm luôn. Họ nuôi dưỡng niềm hy vọng vào tài năng của GS. Nguyễn Tài Thu với phác đồ điều trị khiếm thính bằng châm cứu.

GS. Nguyễn Tài Thu là một "thần y" với các đề tài nghiên cứu y học như phương pháp châm cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ, nhũn não, câm điếc, nhiều lần ra thế giới tham gia các chương trình nghiên cứu y khoa phương Đông và chữa trị cho bệnh nhân một số nước.

Nay giáo sư đã ngoài 80 tuổi nên ông đi lại khó khăn, chương trình từ thiện ông tham gia chủ yếu là châm cứu trực tiếp trên người bệnh và qua đó đào tạo học trò đến từ các bệnh viện y học dân tộc ở các tỉnh, thành.

Mỗi buổi giáo sư thực hành, nhiều bệnh nhân nghèo từ các vùng xa kéo đến xin khám và thực nghiệm châm cứu. Có mặt tại những buổi khám bệnh đó mới thấy sự khao khát của người nhà bệnh nhân nghèo như thế nào, họ hy vọng một lần người nhà của họ được "thần y" khám cho ra sao.

Họ chỉ cần được giáo sư cho một phác đồ châm cứu, cầm về đưa cho thầy thuốc làm nghề châm cứu cổ truyền ở địa phương căn cứ theo đó điều trị cho các cháu. Tôi ước mong các nhà từ thiện đầu tư cho dự án mời giáo sư đến các vùng có nhiều bệnh nhân câm điếc bẩm sinh để giúp đỡ họ.

Nhưng người mà tôi nhắm làm đối tác cho dự án từ thiện hướng đến bệnh nhân câm điếc gạt phăng triển vọng tôi đưa ra. Anh phân tích: "Chúng ta là những người không có chuyên môn, đừng bao giờ tham gia vào các chương trình từ thiện y tế!".

Anh ấy nêu ra bao nhiêu rủi ro của chương trình cho bệnh nhân vốn là những người không còn chỗ bám víu, do y bác sĩ có thể sơ suất, bất cẩn trước những người bệnh như vậy... Một chương trình từ thiện rất khó có điều kiện tối ưu về y tế, luôn luôn thiếu thốn cái gì đó về phương tiện, chuyên môn, kiểm soát rủi ro.

Tôi lắng nghe, đã từng không đồng ý, cố gắng tranh luận và thất vọng, vì nghĩ đến sự bế tắc và tuyệt vọng của nhiều gia đình có trẻ câm điếc bẩm sinh.

Tôi từng tham gia điều phối thành công chương trình mổ thay thủy tinh thể, mổ hở hàm ếch miễn phí cho vài ba trăm bệnh nhân nghèo ở miền Trung; từng chụp ảnh và xúc động trước cả trăm nụ cười khiếm khuyết bên ánh nhìn hy vọng của cha mẹ những đứa trẻ không may; từng vui vì một cụ ông, cụ bà nắm lấy bàn tay mình. Lần này chỉ vì khác biệt quan điểm nên chương trình không thể thực hiện.

Nhưng đến hôm nay, tôi không khỏi thảng thốt khi nghe thông tin mấy ca tai biến trong gây mê mổ hở hàm ếch dẫn đến tử vong trong một chương trình từ thiện. Có thể hình dung những người tham gia chương trình: nhà tài trợ, đội ngũ nhân viên y tế lẫn gia đình người bệnh đều tổn thương vô bờ bến.

Chợt thấy các bệnh nhân tham gia các chương trình phẫu thuật thay thủy tinh thể, phẫu thuật nụ cười trước đây thật may mắn, vì mọi chuyện đều tốt đẹp.

Bây giờ tôi đã hiểu ra, đúng là làm từ thiện cũng phải hiểu thấu đáo tất cả những khả năng có thể xảy ra, chuẩn bị phương án khống chế diễn biến xấu. Và làm từ thiện trong lĩnh vực y tế luôn cần đến những tổ chức chuyên nghiệp về chuyên ngành và nhà tài trợ.

Tôi nhớ một nhà hảo tâm từng gửi gắm tâm tư: "Mình muốn làm những chương trình có nhiều người được thụ hưởng, như xây cây cầu giúp người dân của một ngôi làng đi lại dễ dàng, đào cái giếng nước sạch, làm cái nhà vệ sinh nữ đúng chuẩn ở trường khiếm thị. Đừng làm theo cảm hứng mắt thấy tai nghe, sẽ không kiểm soát hết những di hại mà người duy nhất gánh chịu lại là người chúng ta muốn giúp".

"Một chương trình từ thiện lại có rủi ro bắt người nghèo phải gánh chịu thì tội lắm", tôi nhớ hoài câu nói chân tình của anh bạn.

>Leila Janah – nhà từ thiện
>Từ thiện và cảm xúc
>
Đi bộ bằng dép gây quỹ từ thiện lần đầu tiên tại VN
>TP.HCM: CLB Phu nhân các tổng lãnh sự bán hàng gây quỹ từ thiện
>
12 tuổi đi bộ gây quỹ từ thiện
>Công ty VNG lập Quỹ từ thiện cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đã làm từ thiện thì không để có rủi ro
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO