Tiêu chuẩn năng lực - Kim chỉ nam phát triển nguồn nhân lực

KIM THỦY| 16/10/2013 05:06

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với bài toán phát triển nguồn nhân lực và lúng túng trong việc triển khai đánh giá năng lực nhân viên.

Tiêu chuẩn năng lực - Kim chỉ nam phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực là một nguồn lực đặc biệt, không thể đi vay mượn, có vai trò quyết định tới sự thành bại của một tổ chức nói chung, doanh nghiệp nói riêng.

Nhưng trên thực tế, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với bài toán phát triển nguồn nhân lực (NNL) và lúng túng trong việc triển khai đánh giá năng lực nhân viên.

Muốn phát triển NNL, trước tiên phải đánh giá được năng lực nội tại của nhân viên. Muốn đánh giá năng lực hiệu quả, cần có tiêu chuẩn năng lực và thước đo cụ thể. Và để biết nhân viên thiếu / đủ năng lực thế nào, cần bổ sung, phát triển ra sao, cũng lại cần tiêu chuẩn năng lực.

Vậy tiêu chuẩn năng lực là gì và xây dựng nó như thế nào?

Bộ tiêu chuẩn năng lực

Theo mô hình năng lực ASK, tiêu chuẩn năng lực gồm kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill), tố chất / thái độ (Attitude) của một cá nhân cần thiết để đảm nhiệm một vị trí công việc cụ thể.

Như vậy, một doanh nghiệp / tổ chức có bao nhiêu vị trí công việc thì cũng cần bấy nhiêu tiêu chuẩn năng lực.

Ví dụ: Tiêu chuẩn năng lực của vị trí Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp

Tập hợp các tiêu chuẩn năng lực được gọi là Bộ tiêu chuẩn năng lực hay Bộ tiêu chí năng lực cốt lõi.

Tuy nhiên, dù đã có Bộ tiêu chuẩn năng lực, thì chúng ta vẫn lúng túng khi đánh giá năng lực và hoạch định phát triển NNL vì chưa có “thước” để đo lường cụ thể.

Chẳng hạn, với tiêu chí kiến thức “Hoạch định chiến lược” của bảng tiêu chuẩn trên, chúng ta không thể biết thế nào là hoạch định chiến lược và thế nào là mức 3 hay 4. Vì vậy, để có cơ sở đánh giá và hoạch định phát triển NNL, chúng ta cần phải có thêm một bộ định nghĩa năng lực, thường được gọi là Tự điển năng lực. Bộ tự điển này sẽ giúp chúng ta có cùng một cách hiểu, một thước đo cho từng tiêu chí.

Ví dụ:

Tự điển năng lực

Hãy bắt đầu từ phân tích công việc. Thông qua phân tích công việc, chúng ta xác định được những công việc cần phải có trong doanh nghiệp/tổ chức, những kiến thức, kỹ năng, tố chất/thái độ cần phải có của cá nhân để đảm nhiệm công việc. Đó là các cơ sở để xây dựng Tiêu chuẩn năng lực và Tự điển năng lực.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xem xét đến văn hoá doanh nghiệp để xây dựng một bộ tiêu chuẩn chung cho mọi vị trí, làm cơ sở để chọn lọc và phát triển những cá nhân phù hợp. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp yêu cầu mọi nhân viên đều phải có một số khả năng / tố chất đặc biệt như có tư duy sáng tạo, có khát vọng… thì cũng cần phải có bộ tiêu chuẩn cho những yêu cầu này.

Ví dụ:

Bộ tiêu chuẩn năng lực và Tự điển năng lực là những thứ được áp dụng riêng cho từng doanh nghiệp (phù hợp với đặc điểm hoạt động và văn hóa của doanh nghiệp), vì thế không nên “vay mượn”.

Bộ tiêu chuẩn năng lực cũng cần thường xuyên đánh giá lại và bổ sung để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tiêu chuẩn năng lực - Kim chỉ nam phát triển nguồn nhân lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO