Trung Quốc có thắng trong cuộc chiến ghìm giá hàng hóa?

Ngọc Thoại| 17/06/2021 05:03

Các chiến lược gia tại Goldman Sachs và Citigroup, hai trong số những định chế tài chính hàng đầu thế giới, cho rằng Trung Quốc không thể giành thắng lợi trong cuộc chiến ghìm giá hàng hóa đầu vào cho các ngành công nghiệp khi bỏ qua cơ chế cung cầu. Tuy nhiên, những dữ kiện mới cho thấy có vẻ Trung Quốc đang có một số lợi thế nhất định.

Trung Quốc có thắng trong cuộc chiến ghìm giá hàng hóa?

Bắc Kinh đang cố kiềm chế chi phí nguyên vật liệu bằng cơ chế có từ thời Mao Trạch Đông và nền kinh tế kế hoạch thông qua Cục Giá cả. Nhưng cách thức cơ quan này hoạt động, dựa trên những cuộc thảo luận nội bộ trong bộ máy quan liêu Trung Quốc, hiện đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc tranh luận về việc liệu lạm phát có thể tăng nhanh và làm đảo lộn các thị trường tài chính trên khắp thế giới hay không, theo Bloomberg.

Việc lo lắng về sự tăng giá hàng hóa đã dấy lên từ đầu năm nay trong nội bộ của Cục Giá cả, một bộ phận của cơ quan kế hoạch kinh tế Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC).

Cơ quan này tọa lạc tại một tòa nhà văn phòng ở phía Tây Bắc Kinh, trong nhiều tháng qua đã xây dựng một trong những chiến dịch sâu rộng nhất nhằm tác động lên giá hàng hóa nguyên liệu đầu vào các ngành công nghiệp, một nỗ lực tương tự với lần đầu chính phủ cố gắng kềm chế thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm 2015. Theo trang web của NDRC, trách nhiệm chính của Cục giá cả là theo dõi, dự báo những thay đổi về giá và thúc đẩy cải cách giá đối với các mặt hàng và dịch vụ chính của Trung Quốc dù rất ít người Trung Quốc biết đến sự hiện diện của nó.

cuoc-chien-ghim-gia-hang-hoa-c-6132-8698

Tòa nhà Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) ở Bắc Kinh, đầu não và là cơ quan chủ quản của Cục giá cả

Những thắng lợi ban đầu

Trong khi các chiến lược gia tại Goldman Sachs Group Inc. và Citigroup Inc. cho biết bất kỳ nỗ lực nào để ngăn chặn đà tăng đều có thể thất bại khi đối mặt với hạn chế về nguồn cung và nhu cầu toàn cầu đang tăng cao, các nhà chức trách Trung Quốc lại cho thấy rất ít dấu hiệu từ bỏ sau bước đầu đạt được một số thành công. Giá thép cây và than hiện đã giảm tới 22% so với mức cao nhất trong tháng 5, mặc dù chúng vẫn đang có mức tăng đáng kể trong 12 tháng.

Chiến dịch “ghìm giá tăng” của Trung Quốc thành một chiến dịch phải theo dõi đối với các nhà giao dịch không chỉ dừng lại hàng hóa mà còn bao gồm cả trái phiếu Kho bạc, cổ phiếu công nghệ và gần như mọi loại tài sản lớn khác, khi lo ngại về lạm phát bắt đầu nổi lên trong những tháng gần đây. Các nhà hoạch định chính sách cũng tập trung nhiều sự chú ý vào tiền điện tử, quản lý đồng nhân dân tệ và giá nhà ở.

Phạm vi can thiệp của chính phủ Trung Quốc bắt nguồn từ việc họ phải đối mặt với giá cả hàng hóa tăng cao, tiền điện tử ngày càng lũng đoạn thị trường tài chính cùng hàng loạt rủi ro từ các khoản nợ doanh nghiệp kỷ lục và mối quan hệ căng thẳng với Mỹ.

gia-hang-hoa-dau-vao-co-ban-da-1645-3676

Các dự báo trên các sàn giao dịch hàng hóa đầu 2021 đều cho thấy sự tăng giá mạnh của hầu hết các loại hàng, (từ trên xuống) dầu, khí gas hóa lỏng, gạo, quặng sắt, và đồng

Trong khi Chính phủ sử dụng các biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường trong những năm gần đây, các nhà chức trách vẫn không ngần ngại hành động theo vô số cách khác để định hướng giá cả và hạn chế sự biến động mà theo họ là không có lợi cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế.

Bản tường trình về cuộc kìm giá này dựa trên các cuộc phỏng vấn của Bloomberg với gần 20 quan chức Trung Quốc, Giám đốc điều hành công ty hàng hóa và chuyên gia tư vấn, cùng với các nhận xét công khai từ các nhà hoạch định chính sách cấp cao.

Dong Hao, Giám đốc Viện nghiên cứu Chaos Ternary, một công ty con của một trong những nhà quản lý tài sản hàng hóa lớn nhất Trung Quốc, cho biết: “Điểm khởi đầu của cuộc kìm giá này là để duy trì sự ổn định kinh tế. Tất nhiên có sự lựa chọn để thị trường tự do điều chỉnh việc phân bổ nguồn lực thông qua cơ chế thị trường thông thường. Nhưng lần này, có vẻ như chi phí xã hội phải trả có thể rất lớn”.

Các công ty hàng hóa đã phản ứng bằng cách chia nhỏ các khoản đặt cược cho việc tăng giá của các hợp đồng tương lai, một số sau khi có yêu cầu trực tiếp từ các nhà hoạch định chính sách và những người khác vì họ muốn tránh sự giám sát không mong muốn của chính phủ. Trong khi đó, các nhà sản xuất đã từ bỏ kế hoạch tích trữ hàng tồn kho trước đây với hy vọng giá sẽ tăng hơn.

Các chiến lược gia của Goldman, do Jeffrey Currie đứng đầu, cho biết trong một báo cáo ngày 27/5 rằng Trung Quốc đã mất quyền quyết định giá cả đối với các mặt hàng quan trọng bao gồm dầu và đồng, khuyên khách hàng nên “mua vào ở mức giá giảm do Trung Quốc đang dẫn dắt thị trường”. Sau một đợt sụt giảm ngắn vào giữa tháng 5, Chỉ số giá hàng hóa giao ngay Bloomberg của các hợp đồng được giao dịch chủ yếu ở Mỹ và London đã ở mức cao nhất trong thập kỷ vào ngày 2/6. 

Đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ gặp khó khăn như thế nào để tự bảo vệ khỏi sự biến động giá cả hàng hóa toàn cầu, ngay cả khi quốc gia này theo đuổi chiến lược “lưu thông kép” (tăng tiêu thụ hàng hóa trong nước) để giảm sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Giải pháp hành hành chính hay giải pháp thị trường?

Việc Trung Quốc đẩy mạnh "cuộc chiến" này đến đâu có thể phụ thuộc phần lớn vào việc liệu chi phí đầu vào gia tăng có bắt đầu chuyển sang người tiêu dùng Trung Quốc hay không. Cho đến nay, lạm phát tiêu dùng nói chung vẫn ở mức ổn định, nhờ giá thịt lợn giảm và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất khiến họ phải thận trọng trong việc chuyển chi phí cho người tiêu dùng.

Áp lực lạm phát có khả năng tăng cao hơn, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn. Số liệu công bố vào tuần tới dự kiến sẽ cho thấy giá sản xuất (PPI) sẽ tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2008, theo ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg về các nhà kinh tế.

Reuters cho biết uyên bố của NDRC được đưa ra ngay sau khi Trung Quốc báo cáo chỉ số PPI tăng thực tế đến 9% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5 - tốc độ hàng năm nhanh nhất kể từ tháng 9/2008 - trong bối cảnh giá dầu thô, quặng sắt và kim loại màu đều tăng.

gia-nguyen-lieu-dau-vao-chi-so-9317-8661

Các quỹ phòng hộ đã rút tiền đầu cơ cược vào việc tăng giá hàng hóa đầu vào cơ bản trong 3 tuần liên tiếp

Tuyên bố này đánh dấu cam kết mới nhất của chính phủ Trung Quốc về việc giảm giá hàng hóa tăng vọt trong năm nay, điều này đã bóp chết lợi nhuận cho các nhà sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi nó phục hồi từ sau đại dịch bùng nổ ở Vũ Hán đầu năm 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc có thắng trong cuộc chiến ghìm giá hàng hóa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO