Châu Á - Thái Bình Dương tăng cường hợp tác khu vực

HT| 10/02/2022 07:00

Các chỉ số năm 2021 cho thấy, nền kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Hợp tác trong khu vực được xem là chìa khóa của sự phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu.

Châu Á - Thái Bình Dương tăng cường hợp tác khu vực

Các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương đang tăng cường hội nhập khu vực trong thời kỳ đại dịch. Đây được xem là phương thức bảo vệ nền kinh tế của các quốc gia này khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng vẫn chưa được tháo gỡ và các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch vẫn gây ra tắc nghẽn thương mại ở những khu vực khác.

Thương mại nội khối đã tăng hơn 31% trong ba quý đầu năm 2021, sau khi giảm 3% trong cùng kỳ năm trước, theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Thương mại trong khu vực châu Á chiếm 58,5% tổng thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020, tỷ trọng cao nhất trong ba thập kỷ.

ADB cho biết, việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 thành công và tiêm phòng nhanh chóng ở các nền kinh tế lớn của châu Á đã cho phép họ trở thành trung tâm cho hàng hóa tiêu dùng và y tế. Đồng thời, các yếu tố này sẽ thúc đẩy xuất khẩu trong khu vực khi các quốc gia khác mở cửa trở lại và có nhu cầu phục hồi mạnh mẽ. Hiệp định Thương mại đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy triển vọng thương mại hơn nữa.

Các chuỗi cung ứng ở châu Á đã linh hoạt hơn so với các chuỗi cung ứng ở các nước tiên tiến. Điều này đã giúp hạn chế áp lực lạm phát lan rộng trong khu vực, chuẩn bị cho cho các đợt tăng giá lương thực nhỏ lẻ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này cũng duy trì khả năng phục hồi, chỉ giảm 1,3% vào năm 2020 so với mức giảm gần 35% trên toàn cầu. Các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt trong các lĩnh vực fintech, thanh toán, xử lý dữ liệu và điện toán đám mây đang nổi lên như một lĩnh vực quan trọng, chiếm trung bình gần 1/4 tổng vốn FDI của khu vực kể từ năm 2003.

Việc tăng cường thương mại và liên kết chuỗi giá trị giữa các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương là một dấu hiệu đáng khích lệ cho sự phục hồi bền bỉ từ Covid-19. Đại dịch đã đảo ngược những thành quả mà thế giới đã vất vả để gây dựng trong việc xóa đói giảm nghèo.

Vấn đề di chuyển vẫn là một mối quan tâm hàng đầu trong khu vực, vì virus tiếp tục bùng phát đã hạn chế dòng người di cư và khách du lịch. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các biện pháp kỹ thuật số và tiền tệ mất giá tại một số nước, lượng kiều hối ước tính đã tăng 2,5% trong năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á - Thái Bình Dương tăng cường hợp tác khu vực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO