Thương mại điện tử: SME Việt Nam có nhiều ưu thế

NGUYỄN HOÀNG thực hiện| 04/11/2015 06:34

Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng vai trò lớn trong nền kinh tế Việt Nam, đây cũng là xu hướng chung trên toàn cầu.

Thương mại điện tử: SME Việt Nam có nhiều ưu thế

Nghiên cứu "Internet, thương mại điện tử và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam" vừa được công bố, ông Alex Long - Giám đốc đối ngoại Công ty Google Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết sẽ có những "nghiên cứu sâu hơn" về nội dung này.  

Đọc E-paper

* Ông đánh giá thế nào về mức độ phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam?

- Thương mại điện tử phát triển nhanh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Google hay Facebook đều rất hứng thú hỗ trợ doanh nghiệp (DN) kinh doanh các ngành truyền thống, những ngành không nằm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, internet có thể đóng góp giá trị lớn vào nền kinh tế quốc gia, 75% trong đó là những ngành truyền thống và không phải công nghệ thông tin.

Như vậy, các DN Việt Nam có thể nâng cao việc sử dụng internet để tiết kiệm tiền, vươn tới những thị trường mới và nâng cao năng suất lao động.

* Đầu tư của Google vào thị trường Việt Nam chưa nhiều, lý do nào khiến các ông hỗ trợ cho nghiên cứu trên?

- Google có các ứng dụng về tìm kiếm, YouTube và một số công cụ khác. Những công cụ này ngày càng được người Việt Nam sử dụng nhiều hơn. Chúng tôi mong muốn được biết tác dụng của các công cụ này đối với phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chúng ta đều biết về những tác dụng của intenet trong cuộc sống, nhưng những tác động của nó đối với phát triển kinh tế còn chưa rõ ràng. Google có thể hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, các DN Việt Nam để đảm bảo rằng Việt Nam có thể tận dụng tối đa lợi ích kinh tế từ internet.

* Tại sao Google chỉ tìm hiểu ở khu vực DN vừa và nhỏ (SME) , thay vì nghiên cứu ở khu vực DN nhà nước - thành phần kinh tế được chú ý ở Việt Nam hiện nay?

- Nhóm SME đóng vai trò lớn trong nền kinh tế Việt Nam, đây cũng là xu hướng chung trên toàn cầu. Ngày nay nhiều người đã dùng internet để kinh doanh nhưng rất khó để biết có bao nhiêu người Việt Nam truy cập internet để tìm kiếm thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh.

Tới đây, hai vấn đề chúng tôi quan tâm là internet tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam và các SME Việt Nam sử dụng các công cụ của Google như thế nào trong kinh doanh.

* Qua nghiên cứu trên, ông đánh giá thế nào về tác động của thương mại điện tử đối với SME ở Việt Nam?

- Các SME của Việt Nam có thể được xem là tiên phong trong việc tận dụng được cơ hội từ internet nhiều hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. DN sẽ tốn nhiều công sức và chi phí hơn nếu không dùng intenet để tìm hiểu thị trường hay cơ hội kinh doanh.

Các DN có trang web riêng kinh doanh tốt hơn so với DN không có trang web, nhưng nếu họ sử dụng các trang web đó thông qua điện toán đám mây, lượng truy cập sẽ tăng nhiều hơn.

Việc sử dụng ngày càng nhiều thiết bị di động, sự phổ biến của việc nối mạng xã hội và sự tiến hóa của hệ thống công nghệ thông tin thương mại sẽ đảm bảo công việc kinh doanh cho cộng đồng DN. Google mong muốn hỗ trợ các DN vừa và nhỏ tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh hơn từ internet.

* Với những hạn chế của SME Việt Nam, các ông có phương thức nào giúp họ tiếp cận tốt hơn với các ứng dụng của Google?

- Tới đây, khi nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, nhu cầu sử dụng các ứng dụng trên Google có thể tăng rất nhanh, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng. Google ở các khu vực khác trên thế giới có thể hỗ trợ chúng tôi đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam.

Hiện nay, tại Google Khu vực Châu Á - Thái bình Dương đã có những nhân viên nói tiếng Việt, trợ giúp DN Việt Nam tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận, sử dụng các công cụ của Google.

* Cảm ơn ông!

>5 lợi ích của “đám mây” cho doanh nghiệp SME

>7 lý do SME nên tiếp thị bằng email

>Nhân lực SME đang "khát" công nghệ

>Digital Marketing cho SME: Giá cả quan trọng nhất

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thương mại điện tử: SME Việt Nam có nhiều ưu thế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO