Thực phẩm chức năng: Sau bùng nổ đến hậu kiểm

THANH NGÂN| 01/11/2012 09:20

Đã có 1.781 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với hơn 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng khiến thị trường này tại Việt Nam vừa sôi động, vừa bát nháo nên cần phải quản lý chặt chẽ hơn.

Thực phẩm chức năng: Sau bùng nổ đến hậu kiểm

Đã có 1.781 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với hơn 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) khiến thị trường này tại Việt Nam vừa sôi động, vừa bát nháo nên cần phải quản lý chặt chẽ hơn.

Đọc E-paper

Người dùng cần lựa chọn thông minh những sản phẩm TPCN chất lượng và uy tín. Ảnh: Dây chuyền sản xuất của Amway

Theo nhận định của PGS-TS. Trần Đăng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam (VADS), ngành kinh doanh TPCN sẽ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế phục vụ sức khỏe với tốc độ tăng hằng năm 20%. Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1999 với vài chục sản phẩm, đến nay, đã có trên 1.000 công ty sản xuất, nhập khẩu với gần 3.000 sản phẩm đang được lưu hành trên toàn quốc.

Không chỉ có hàng nhập khẩu, hầu hết các công ty đang sản xuất, kinh doanh thuốc đều kinh doanh thêm TPCN. Hiện tại, các công ty dược lớn ở Việt Nam như Domesco, Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, IMC, Á Âu... đều có các sản phẩm TPCN.

Điều đáng mừng là các công ty sản xuất TPCN ở Việt Nam đều dùng nguyên liệu là các loại thảo dược, các chế phẩm sinh học trong nước, tạo ra nhiều việc làm cho nông dân và góp phần tạo ra các giá trị kinh tế khác cho xã hội. Theo ước tính, thị trường TPCN tại Việt Nam hiện nay có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Ví dụ, chỉ với riêng dòng sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (Nutrilite) đóng góp hơn một nửa tổng doanh thu của Amway Việt Nam. Năm 2011, doanh số từ dòng sản phẩm Nutrilite đạt 4,7 tỷ USD trên tổng doanh số 10,9 tỷ USD của Amway trên toàn thế giới.

Sự phát triển của ngành này là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dù danh sách các doanh nghiệp và danh mục sản phẩm đang dài thêm ra nhưng doanh thu của ngành này vẫn tăng trưởng tốt. Nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường đã tăng trưởng ngoài mong đợi.

Theo PGS-TS. Trần Đáng, trong năm 2000 chỉ có 60 sản phẩm TPCN do 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến hết năm 2010 có 3.700 sản phẩm TPCN trên thị trường do 1.626 cơ sở nhập khẩu và sản xuất. Đến nay đã có 1.781 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với hơn 10.000 sản phẩm có mặt trong nước.

Bà Triệu Thị Hương Giang, Phó tổng giám đốc Trung tâm Thương mại Zen (đơn vị phân phối nhãn hiệu TPCN Yazuya), cho biết: "Chỉ mới kinh doanh từ tháng 4 đến nay nhưng doanh số của mặt hàng này rất tốt. Thống kê cho thấy, có đến 60% khách hàng mua lần đầu tiên quay lại mua lần thứ 2. Số lượng hàng Công ty dự kiến bán trong 6 tháng nhưng chưa đến tháng thứ 3 đã bán hết sạch và phải nhập hàng mới".

Trước sức mua ngoài mong đợi, Zen đang lên kế hoạch mở thêm cửa hàng ở Hà Nội và đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, những loại TPCN ngoại bán chạy nhất có xuất xứ từ Nhật, kế đến Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên, lâu nay, các loại TPCN của Nhật nhập về Việt Nam qua đường xách tay và đến tháng 4/2012, Yazuya là công ty đầu tiên đưa hàng vào Việt Nam một cách chính thống.

Theo các chuyên gia, TPCN hỗ trợ tốt cho sức khỏe người sử dụng, nhưng do cách làm của nhiều người kinh doanh không chân chính đã khiến cho xã hội có cái nhìn không tốt về TPCN.

Bà Yazu Miyoko, Chủ tịch Tập đoàn Yazuya (Nhật Bản) trong chuyến thăm Việt Nam cho biết: "Ở Nhật, người ta xem TPCN như những chất bổ dưỡng cần phải bổ sung hằng ngày cho cơ thể. Do sản phẩm được làm từ các loại thực phẩm truyền thống như tỏi, giấm, trứng gà, cá, keo ong... nên hỗ trợ tốt trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Hiện tại, Yazuya đã có đến 6,5 triệu khách hàng tại Nhật mỗi năm".

Theo VADS, tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng TPCN của người dân đang dần gia tăng, đặc biệt là khu vực thành thị. Tuy nhiên, hiện nay, đông đảo người dân vẫn còn do dự và chưa biết chính xác về TPCN.

Chính vì vậy, họ mua dùng giống như thuốc mà không biết rằng đây chỉ là những sản phẩm hỗ trợ trong điều trị. Điều này đã tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu "kê” giá sản phẩm lên quá cao.

Bên cạnh đó, theo nhiều nhận xét thì khâu quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu, kinh doanh TPCN chưa chặt chẽ khiến nhiều loại TPCN chất lượng không tốt, đặc biệt là sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường. Việc quản lý loại hình kinh doanh này vẫn đang còn bỏ ngỏ.

Luật quy định chung chung, người bán lại ghi nhãn mập mờ, ghi nhái mặt hàng của nhau và quảng cáo không trung thực. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc kiểm soát nguồn hàng nhập khẩu đã được "siết" lại.

Theo bà Giang, gần đây, việc nhập khẩu TPCN đã không còn dễ như trước mà rất khó khăn. Với các loại TPCN Yazuya, Zen phải mất đến hai năm mới xong giấy phép và thực hiện các khâu nhập hàng về bán.

"Chính phủ và các cơ quan chức năng không khuyến khích lắm lĩnh vực này, bởi có quá nhiều doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng nên gây tiếng xấu chung", bà Giang nói.

Trong hội thảo gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Bộ Y tế sẽ ban hành quy định về ghi nhãn, công bố tác dụng và phải có nghiên cứu lâm sàng trong năm nay, cũng như tăng cường công tác hậu kiểm đối với TPCN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thực phẩm chức năng: Sau bùng nổ đến hậu kiểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO