Nhiều cơ hội cho "cổ phiếu nhà nông"

HOÀNG LONG| 02/10/2014 07:21

Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cho phép nhập khẩu hai loại trái cây tươi của Việt Nam là vải và nhãn kể từ ngày 6/10/2014.

Nhiều cơ hội cho

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho phép nhập khẩu hai loại trái cây tươi của Việt Nam là vải và nhãn kể từ ngày 6/10/2014, sẽ giúp sản lượng xuất khẩu sang Mỹ của 2 mặt hàng này tăng lần lượt khoảng 600 tấn và 1.200 tấn/năm, đưa kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây năm 2014 đạt 1,2 tỷ USD.

Đọc E-paper

Tuy nhiên, để xuất khẩu sang thị trường này, sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như đăng ký vùng nuôi trồng, chiếu xạ nhằm loại bỏ ký sinh trùng và phải có chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật.

Với những quy định nghiêm ngặt như vậy, theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), những doanh nghiệp (DN) có liên quan đến lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc và chiếu xạ đang có những ưu thế nhất định.

Tại Việt Nam, mới chỉ có 3 DN hoạt động trong lĩnh vực chiếu xạ, trong đó chỉ có Công ty CP An Phú (chiếu xạ cả thủy sản và trái cây) là niêm yết trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu là APC. Công ty này hiện chiếm khoảng 70% thị phần với công suất nhà máy 180 tấn/ngày tại hai nhà máy ở Bình Dương và Vĩnh Long.

Đối với chiếu xạ trái cây, APC cũng là một trong hai DN tại Việt Nam được Hoa Kỳ cấp code chiếu xạ. Theo chuyên viên của VDSC, với hai sản phẩm mới được cấp phép, Công ty có thể tăng tỷ trọng đóng góp chiếu xạ trái cây tươi lên 14-20% (gần 10 tỷ đồng tăng thêm).

Đồng thời, APC có một số tín hiệu tích cực từ sau việc tái cấu trúc từ cuối năm 2012 như lãi vay tiết giảm, nợ phải thu khó đòi và chi phí cải thiện hơn. Kế hoạch năm 2014 của Công ty về doanh thu khoảng 93,4 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 16,2 tỷ đồng; với kế hoạch này EPS vào khoảng 1.415 đồng/CP.

Trong khi đó, LNST 6 tháng đầu năm đã đạt hơn 60% kế hoạch và theo cập nhật mới nhất, đến cuối quý III, Công ty dự kiến sẽ chạm kế hoạch LNST đề ra. Với những điều kiện khách quan về ngành cũng như hoạt động DN, VDSC đánh giá cao tiềm năng hoạt động này và dự kiến sẽ có những phân tích sâu hơn trong thời gian tới.

Ngoài thông tin trên, thị trường những ngày gần đây cũng xuất hiện thông tin giá ngũ cốc như ngô, lúa mì, đậu tương giảm khá mạnh. Đặc biệt là giá ngô và giá đậu tương đã chạm mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Chỉ số giá các mặt hàng ngũ cốc cũng cho thấy sự sụt giảm thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Như vậy, kể từ sau năm 2013, xu hướng sụt giảm liên tục của mặt hàng này được ghi nhận và sự phục hồi cũng chưa có dấu hiệu trở lại. Nguyên nhân có thể là nguồn cung dồi dào.

Kế đến là Hoa Kỳ (vụ thu hoạch ngũ cốc tại quốc gia này rơi vào tháng 9 - 10) do điều kiện thời tiết thuận lợi, góp phần tăng sản lượng thu hoạch hằng năm không chỉ tại Mỹ mà cả các nước khác như Brazil, Argentina; kinh tế thế giới chưa thực sự hồi phục khiến nhu cầu chững lại đã dẫn đến tình trạng dư cung lớn...

Xu hướng giảm giá của các mặt hàng ngũ cốc sẽ là điểm nhấn thuận lợi cho các DN trong ngành thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi hiện vẫn chưa có sự thay đổi so với đầu năm. Quãng thời gian tháng 9 - 10 đồng thời cũng là thời điểm nhập hàng của các DN thức ăn chăn nuôi.

Do đó, với mặt bằng giá khá thấp hiện nay của các sản phẩm ngũ cốc, các DN trong ngành sẽ hưởng lợi nhất định khi gia tăng mạnh lượng hàng dự trữ với giá khá thấp. Và với giá thành sản xuất được hỗ trợ bởi nguồn nguyên liệu giá rẻ thì rõ ràng ngành thức ăn chăn nuôi sẽ có nhiều ưu thế vào cuối năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhiều cơ hội cho "cổ phiếu nhà nông"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO