Kinh doanh tại Mỹ: Hiểu luật mới quyết định

XUÂN HÙNG thực hiện| 28/07/2015 03:02

Dù kinh doanh tại Mỹ hay châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn về pháp lý.

Kinh doanh tại Mỹ: Hiểu luật mới quyết định

"Tôi nhận được một đề nghị hỗ trợ pháp lý do một tàu của nước này va vào một tàu của nước khác trên biển". Luật sư David M. Block đến từ Mỹ nói về một đề nghị tư vấn pháp lý cách đây hơn 2 tuần.

Đọc E-paper

* Ông có thể nói rõ hơn về vụ việc này?

- Hai tàu đều có bảo hiểm, có luật sư riêng và họ đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để trao đổi. Ở đây, các công ty bảo hiểm hiểu chính xác vấn đề tiền bạc và cả hai chủ tàu cũng hiểu rõ công việc kinh doanh của mình. Tôi nghĩ, tiếng Anh pháp lý là lý do hai bên không hiểu nhau.

* Như ông nói, chưa hiểu chính xác tiếng Anh pháp lý cũng là lý do khiến không ít doanh nghiệp (DN) gặp rủi ro khi thương thảo các hợp đồng kinh tế?

- Việc dịch tiếng Anh pháp lý sang tiếng Việt là một phần quan trọng trong giao dịch thương mại tại Mỹ.

Một câu tiếng Anh chuyên ngành được dịch ra tiếng Việt theo chủ quan của người dịch sẽ khiến DN không kiểm soát được công việc, gia tăng các khoản chi tiêu. Đơn cử với 2 từ: phá giá và trợ giá.

Trong thương mại quốc tế, phá giá là khi DN bán sản phẩm với một mức giá rẻ. Trợ giá là khi chính phủ có chính sách trợ giá, trợ thuế để sản xuất sản phẩm với giá rẻ và bán ra thị trường thế giới cũng với giá rẻ.

Chính phủ Mỹ luôn muốn biết có hay không việc trợ giá từ Chính phủ Việt Nam để sản phẩm được bán với giá rẻ tại trường trường Mỹ, cũng như mức độ ảnh hưởng đến các công ty Mỹ.

Chỉ với 2 từ phá giá và trợ giá, DN phải hiểu thật chính xác, bởi chỉ khi hiểu đúng, các văn bản mới được thể hiện một cách rõ ràng.

* Sử dụng tư vấn luật, điều DN Việt quan ngại là chi phí. Ông nói gì về điều này?

- Kinh doanh tại Mỹ hay châu Âu, DN gặp rất nhiều khó khăn về pháp lý. Việc sử dụng các dịch vụ pháp lý là cần, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để kiểm soát được chi phí dịch vụ pháp lý.

Trở lại vụ việc chạm giữa tàu biển hai nước nọ, các DN ban đầu đều muốn thắng kiện, nhưng đã "từ bỏ cuộc chơi" sau khi nghiên cứu và phân tích tất các các tình huống thắng kiện hay thua kiện đều rất tốn kém tiền bạc và thời gian.

Tôi trao đổi với họ về một giải pháp mà không nhất thiết phải "đấu đến cùng" và cơ hội kinh doanh cũng không mất đi.

Nhưng để tiến tới một cuộc hòa giải tranh chấp thương mại, cần có cuộc gặp gỡ bốn bên: DN A cùng luật sư bên A và DN B cùng luật sư bên B. Tôi hỏi hai chủ DN, nếu thắng, bạn sẽ được bao nhiêu tiền?

Tôi cũng hỏi luật sư của cả hai bên: Nếu "tham chiến" bạn sẽ được bao nhiêu? Trở lại với khách hàng, tôi nói cho họ biết khi công ty của tôi tổ chức hòa giải, chúng tôi sẽ được bao nhiêu tiền?

Chúng tôi đã thảo luận về tiền một cách cởi mở và rõ ràng. Như vậy, bằng việc quyết định một giải pháp phù hợp, các DN đã tiết kiệm được chi phí pháp lý.

* Tới đây, Việt Nam sẽ tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia, lời khuyên của ông cho DN Việt khi kinh doanh trên trường quốc tế là gì, thưa ông?

- Dù có TPP nhưng thực tế mọi việc sẽ thay đổi không nhanh và có nhiều rào cản, DN Việt Nam phải lường trước được điều đó khi tham gia một thị trường mới. Việc kiểm soát chi phí pháp lý tại thị trường Mỹ khó khăn hơn trong nước do khoảng cách địa lý, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa.

Tham vấn của nhà tư vấn hay công ty luật là cần, bởi nó giúp DN phát triển kinh doanh, nhưng quyết định mà lãnh đạo DN đưa ra phải dựa trên nguyên tắc: quan điểm kinh doanh của DN và nền tảng lời khuyên của nhà tư vấn hay công ty luật.

* Cảm ơn ông!

>Tư vấn nước ngoài: "Đáng đồng tiền bát gạo"

>Tư vấn pháp lý thường xuyên - Lựa chọn mới của DN

>Dịch vụ tư vấn kinh doanh: Cờ ngoài, bài trong?

>“Bắt mạch” nhà tư vấn M&A giỏi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh doanh tại Mỹ: Hiểu luật mới quyết định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO