Đằng sau câu chuyện kinh doanh của VietjetAir

02/10/2013 05:24

Việc VietJetAir có lãi cho thấy mô hình hàng không giá rẻ đang hấp dẫn tại thị trường trong lẫn ngoài nước.

Đằng sau câu chuyện kinh doanh của VietjetAir

Việc VietJetAir có lãi cho thấy mô hình hàng không giá rẻ đang hấp dẫn tại thị trường trong lẫn ngoài nước.

Máy bay mới với hình tiếp viên vui nhộn.

Indochina Airlines “chết yểu” sau 1 năm. Air Mekong khá hơn, nhưng cũng chỉ cầm cự được 2 năm.

Người tiêu dùng dõi theo từng bước đi của VietJetAir với biết bao hoài nghi lẫn hy vọng. Niềm vui rồi cũng ló dạng khi hãng hàng không này vừa tuyên bố bắt đầu kinh doanh có hiệu quả.

Nội tăng tốc

>>VietJetAir đánh tập hậu
>>Thời của hàng không giá rẻ
>>
Phí sân bay hại hàng không giá rẻ

Mặc dù tỉ lệ sử dụng dịch vụ hàng không giá rẻ tại Việt Nam hiện mới đạt hơn 30% so với trên 50% của Malaysia và Philippines, mức cao nhất Đông Nam Á.

Tổ chức CAPA, chuyên phân tích về ngành hàng không tại châu Á – Thái Bình Dương, dự báo Việt Nam và Myanmar là 2 thị trường có triển vọng tăng trưởng hàng không giá rẻ cao nhất khu vực trong vòng 3 năm tới.

Khi được đặt câu hỏi liệu đầu tư hàng không tư nhân ở Việt Nam có còn hấp dẫn, ông Tạ Hữu Thanh, Giám đốc Văn phòng Khu vực miền Bắc của Jetstar Pacific, không trả lời mà lại đặt ra vấn đề khác: “Quan trọng là động cơ của nhà đầu tư. Đôi khi tiền không phải là mục tiêu chính mà cái họ nhắm đến có thể là tiếng tăm”.

Thực tế này đã đúng trong trường hợp của Indochina Airlines và Air Mekong. Nhưng rõ ràng, chuyện nhà đầu tư chọn mục đích khác ngoài hiệu quả kinh doanh là không tưởng và tất yếu sẽ dẫn tới thất bại.

Với đặc thù là mô hình kinh doanh tốn kém nhiều chi phí trong ít nhất 2-3 năm đầu, việc trước tiên mà các nhà đầu tư cần làm là phải tăng cường khả năng trường vốn. Điều này hoàn toàn chính xác trong trường hợp của VietJetAir hiện nay với chỗ dựa là các cổ đông tiềm lực, đồng thời sắp tới sẽ IPO để hút vốn từ nước ngoài.

Chiêu lớn nhất VietJetAir đã vận dụng hiệu quả là vừa quản lý chặt chẽ dòng tiền thu chi, vừa phải đảm bảo chất lượng dịch vụ. Theo đó, tiền bán vé thu được sớm từ 3-6, thậm chí 9 tháng trước ngày khởi hành, trong khi, hầu hết các khoản phải chi gồm xăng dầu, thuê máy bay, phục vụ mặt đất, hạ cất cánh... đều được trả chậm từ 1 tháng trở lên nên đã giúp Hãng dần cân đối được các khoản thu chi.

Với 4 đường bay nội địa mới sẽ lần lượt được mở từ tháng 9, tần suất của VietJetAir sẽ nâng lên hơn 500 chuyến bay/tuần với 16 đường bay trong nước và quốc tế.

“Thị phần nội địa của VietJetAir đã tăng từ 14% vào giữa tháng 7 vừa qua lên mức 20% hiện nay”, ông Brendan Sobie, chuyên gia phân tích của CAPA, cho biết.

Nhưng phủ kín mạng nội địa chỉ là giai đoạn chuẩn bị để VietJetAir thật sự cất cánh bằng chiến lược trọng tâm từ năm sau: thiết lập hàng loạt liên doanh ở nước ngoài. Chẳng hạn, gần đây Hãng đã bắt tay với Kan Air để khai thác mạng nội địa ở Thái Lan và sắp tới có thể là liên doanh tại Myanmar.

Ngoại dồn dập

Chiến lược lập liên doanh ở nước ngoài của VietJetAir được cho là khá bài bản và khá giống với những bước phát triển của AirAsia trong hơn một thập kỷ qua. Đây là chiêu “nội công, ngoại kích” hay “đánh tập hậu” từ ngoài vào để liên kết với mạng bay nội địa nhằm tạo thế liên hoàn và khép kín.

Hàng không giá rẻ đang là xu hướng của đông đảo người dân và cả khách quốc tế.

Hiện VietJetAir chỉ mới có 2 đường bay quốc tế từ Hà Nội và TP.HCM đến Bangkok. Nhưng sau khi bổ sung 2 máy bay A320 mới toanh sắp được xuất xưởng tại Toulouse, Pháp trong tháng 9 và 10 sắp tới, nâng đội bay lên 10 chiếc A320, kế hoạch bay quốc tế của Hãng sẽ hoành tráng hơn nhiều.

Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Điều hành VietJetAir,cho biết sắp tới, hành khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ của Hãng trên các đường bay mới tới Singapore, Hồng Kông, Macao, Seoul lần lượt từ năm sau.

Xu hướng tăng trưởng hàng không giá rẻ tại Việt Nam cũng phù hợp với tốc độ phát triển cao của mô hình này trong khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo mới nhất của CAPA cho thấy IPO là chiến lược cốt lõi để các hãng giá rẻ trong khu vực phát triển đội bay lên tới 500 chiếc vào cuối năm nay, tương đương mức tăng trưởng 20%/năm.

Tháng 5/2012, Thai AirAsia đã hoàn tất IPO và bổ sung cho Hãng gần 140 triệu USD nhằm thực thi kế hoạch bành trướng đội bay từ 27 chiếc A320 cuối năm 2012 lên 35 chiếc vào cuối năm nay.

Còn AirAsia X cũng IPO thành công trong tháng 7 vừa qua và thu về 310 triệu USD trong kế hoạch nâng cấp đội bay từ 11 chiếc A330 trong năm qua lên 18 chiếc vào cuối năm nay.

Trao đổi nhanh với ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Điều hành VietJetAir, về một số thông tin liên quan.

* Dịch vụ của hãng hàng không thế hệ mới như VietJetAir có gì nổi bật?

- Chúng tôi không phục vụ hạng thương gia, nhưng có phòng chờ rộng và thoáng dành cho khách thương gia. Khách hàng cũng có nhiều lựa chọn từ ghế ngồi, món ăn, dịch vụ ưu tiên “bạn là số 1” đến các món quà lưu niệm trên máy bay.

Tóm lại, VietJetAir muốn là một món ăn nhanh như KFC, McDonald’s, giúp hành khách đủ no, ngon miệng và vui vẻ trong một không gian hiện đại suốt chuyến bay.

* Vậy mô hình hàng không “giá rẻ mà không rẻ” Hãng đang áp dụng nên được hiểu chính xác như thế nào?

- Về máy bay và mọi tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, chất lượng hoàn toàn không có gì khác nhau với mô hình truyền thống. Điểm khác biệt là chúng tôi không cung cấp hạng ghế thương gia nên số lượng ghế trên máy bay tăng lên, chi phí bình quân cho mỗi hành khách giảm bớt.

Tiếp theo, khi tính giá vé, chúng tôi tách riêng suất ăn, hành lý. Do đó, chỉ hành khách nào có nhu cầu mới trả tiền thêm cho các dịch vụ này.

Chính sách giá vé thấp và linh hoạt nên tỉ lệ lấp đầy chuyến bay khá cao, khiến chi phí trên mỗi khách giảm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đằng sau câu chuyện kinh doanh của VietjetAir
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO