Cổ phần hóa DNNN: Dịch chuyển sang năm 2016

NGUYÊN BẢO| 07/01/2016 08:36

Năm 2016, hoạt động M&A sẽ diễn ra sôi nổi do nhiều đợt thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành của các DNNN và các đợt IPO của DNNN chưa hoàn thành được trong năm 2015 sẽ hấp dẫn NĐT trong và ngoài nước.

Cổ phần hóa DNNN: Dịch chuyển sang năm 2016

Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc các bộ, ngành đạt kết quả không như kỳ vọng trong việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thì các DNNN do địa phương quản lý lại thu hút được nhà đầu tư (NĐT) tham gia mua cổ phần trong các đợt IPO.

Đọc E-paper

Theo lộ trình cổ phần hóa (CPH) DNNN đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2011 - 2015, dự kiến sẽ CPH 527 DNNN. Song, tính đến cuối tháng 11/2015, cả nước còn 130 DN chưa CPH.

Nhìn lại năm 2015 có thể thấy đây là thời điểm mà quyết tâm CPH DNNN mạnh mẽ nhất nhưng không phải hễ IPO là "thắng chắc".

Nếu năm 2014, thị trường chứng kiến nhiều "ông lớn" "phát pháo" như trường hợp Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), Vietnam Airlines, Đạm Cà Mau và các công ty con (sở hữu các cảng biển) của Vinalines thì năm 2015, rất hiếm "gã khổng lồ” chào sàn.

Quanh đi quẩn lại, chỉ lác đác một vài tên tuổi khiến thị trường quan tâm. Điển hình như trường hợp của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đơn vị đang trực tiếp khai thác 22 cảng Hàng không (7 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không nội địa).

Trung tuần tháng 12/2015, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố kết quả IPO của ACV, theo đó, hơn 77,8 triệu cổ phần đã được 152 NĐT(19 tổ chức và 133 NĐT cá nhân) mua, trong đó có 63,7 triệu cổ phần được NĐTnước ngoài mua.

Đợt đấu giá đã thu về hơn 1.116 tỷ đồng cho ACV. Sau CPH, NĐT chiến lược chiếm 20% vốn điều lệ của ACV, "tiến bộ” hơn so với các đợt IPO của một vài "ông lớn" trong năm 2014, chỉ bán một lượng cổ phần rất nhỏ mà thị trường gọi đó là "IPO cho có lệ”.

Trước đó, trao đổi với Doanh Nhân Sài Gòn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) Nguyễn Sơn cho rằng, nếu chỉ IPO lượng cổ phần tương ứng 3 - 5% vốn điều lệ thì khó mà thu hút NĐT.

Với NĐT chiến lược, đặc biệt là NĐT ngoại, việc mua số lượng cổ phần để đạt tỷ lệ 20 - 30% vốn điều lệ sẽ tạo hào hứng cho họ vì thấp hơn thì không giải quyết được vấn đề quản trị DN sau CPH.

Bên cạnh ACV, năm 2015, một trong những cái tên được thị trường trông đợi nhất có thể kể đến là Tổng công ty Viễn thông MobiFone, đơn vị từng được Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) định giá khoảng 3,4 tỷ USD. 

Theo kế hoạch CPH MobiFone đã được phê duyệt, việc xác định giá trị DN sẽ hoàn tất trong quý II/2015, công bố trong quý III và cuối năm 2015 hoàn tất tiến trình CPH. 

Song, kế hoạch IPO của nhà mạng này có thể sẽ dịch sang năm 2016. Không chỉ MobiFone "lỗi hẹn" mà hãng hàng không tư nhân từng đưa ra kế hoạch IPO để huy động 800 triệu USD trong năm 2015 là Vietjet Air cũng có thể dời qua năm nay.

Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sen Vàng nhìn nhận, năm 2016, hoạt động M&A sẽ diễn ra sôi nổi do nhiều đợt thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành của các DNNN và các đợt IPO của DNNN chưa hoàn thành được trong năm 2015 sẽ hấp dẫn NĐT trong nước lẫn nước ngoài.

>Sửa đổi Quyết định phân loại DNNN: Tăng tốc cổ phần hóa

>TP.Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN

>Cổ phần hóa DNNN: Sẽ có biện pháp mạnh để về đích

>Thủ tướng: Hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN trong năm 2015

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cổ phần hóa DNNN: Dịch chuyển sang năm 2016
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO