Tính khả thi của đề án: Không chỉ là những con số

VÂN THẢO| 16/09/2016 09:01

Ngày 15/9 đã diễn ra Ngày thi thứ 2 Vòng chung khảo Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2016 với 9 đề án, trong đó có 4 đề án thi nhóm và 5 đề án thi cá nhân.

Tính khả thi của đề án: Không chỉ là những con số

Ngày 15/9 đã diễn ra Ngày thi thứ 2 Vòng chung khảo Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2016 với 9 đề án, trong đó có 4 đề án thi nhóm và 5 đề án thi cá nhân.

Các giám khảo chấm thi gồm: Bà Nhan Húc Quân - Tổng giám đốc Công ty TNHH Bao bì Newtoyo Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn Phát triển kinh doanh Brainmark , ông Tiền Gia Trí - Giám đốc điều hành Công ty CP Sản phẩm Đặc biệt MeKong, ông Lại Minh Duy - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch và Thương mại TST, bà Võ Thị Phương Lan - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Giao nhận Vận tải Mỹ á (ASL), bà Lê Thị Thanh Lâm - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Food.

Các đề án dự thi trong ngày gồm:

1/ Cơm chạy 24h của thí sinh Nguyễn Thị Mi Mi

2/ Sản xuất trà thiên nhiên Thuần Việt của nhóm thí sinh Võ Thị Xuân Anh, Phạm Trúc Giang, Hồ Thị Tài Linh

3/ Sản xuất nước mắm sốt me của thí sinh Nguyễn Cao Minh

4/ Trà hạt sen hòa tan NAV của thí sinh Đào Trọng Nghĩa

5/Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng vườn rau sạch của thí sinh Trần Phi Sơn

6/ Sản xuất tranh xé dán Đồng Nhất của thí sinh Hồ Thanh Thảo 

7/ Sản xuất nước mát củ sen DOSEN của nhóm thí sinh Cao Thị Bích Ngân, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Đạt Nhân

8/ Dịch vụ cố vấn chuyên nghiệp PMP của nhóm thí sinh Trần Hậu Minh Phương, Nguyễn Dương Thanh Thảo

Với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên làm đề án khởi nghiệp, các vị doanh nhân - giám khảo đánh giá cao kỹ năng thuyết trình, sự đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, hình thức trình bày đề án của thí sinh, đặc biệt với những đề án được chuẩn bị sẵn sản phẩm mẫu cụ thể, giúp giám khảo đánh giá kỹ hơn về tiềm năng phát triển của ý tưởng khởi nghiệp đó.

Ngoài ra, theo các giám khảo, nhiều nhà khởi nghiệp quá chú trọng vào chỉ số tài chính mà quên rằng tính khả thi của đề án còn được thể hiện thông qua kế hoạch chi tiết về định vị sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm, thông điệp truyền thông, cách xác định giá bán và tìm ra kênh phân phối phù hợp.

Các giám khảo trong buổi thi sáng (từ trái sang): Ông Tiền Gia Trí, bà Nhan Húc Quân, ông Nguyễn Thanh Tân
Đề án Cơm chạy 24h của thí sinh Nguyễn Thị Mi Mi được giám khảo đánh giá cao về mức độ chi tiết của đề án và tính tiện dụng của ý tưởng kinh doanh
Giám khảo góp ý về hình thức bao bì sản phẩm, bổ sung hàm lượng dinh dưỡng và chú trọng đến việc đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Ý tưởng sản xuất trà thiên nhiên từ lá tre và thảo dược của nhóm thí sinh Võ Thị Xuân Anh được đánh giá mới lạ, độc đáo, có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ các kênh phân phối sản phẩm, cụ thể hóa chiến lược truyền thông và thẩm định tỷ lệ pha chế lá tre và thảo dược trong trà
Sản phẩm nước mắm sốt me của thí sinh Nguyễn Cao Minh được đánh giá ngon, lạ miệng. Thí sinh cũng thể hiện việc nghiên cứu kỹ về thói quen của người tiêu dùng, khẩu vị của người dân theo từng vùng miền từ đó xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và chiến lược quảng bá phù hợp
Giám khảo dùng thử sản phẩm mẫu của đề án Nước mắm sốt me
Đề án Trà hạt sen hòa tan NAV của thí sinh Đào Trọng Nghĩa được giám khảo khuyên nên cải tiến thêm logo thương hiệu, tìm hiểu công nghệ sản xuất bên cạnh việc cung cấp hướng dẫn pha chế khi khách hàng mua sản phẩm
Các giám khảo chấm thi buổi chiều (từ trái sang): Ông Lại Minh Duy, bà Lê Thị Thanh Lâm, bà Võ Thị Phương Lan
Đề án Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng vườn rau sạch của thí sinh Trần Phi Sơn được đánh giá cao về ý tưởng cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường, dù vậy cần xác định lại khách hàng mục tiêu, kế hoạch phân bổ vốn đầu tư và nghiên cứu thêm về thói quen trồng rau truyền thống của người dân so với xu hướng trồng rau sạch hiện nay
Thí sinh Hồ Thanh Thảo với đề án Sản xuất tranh xé dán Đồng Nhất ghi "điểm cộng" với phong cách thuyết trình chững chạc cùng việc cung cấp sản phẩm mẫu đa dạng. Tuy nhiên, theo giám khảo, đề án cần làm rõ kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự bên cạnh lợi thế kinh doanh về lĩnh vực mỹ thuật
Nhóm thí sinh Cao Thị Bích Ngân, Nguyễn Thị Huyền Trang và Nguyễn Đạt Nhân gây ấn tương với giám khảo về trang phục thuyết trình phù hợp với chủ đề sen trong đề án Sản xuất nước mát củ sen DOSEN. Các giám khảo góp ý về phương pháp khử trùng sản phẩm, chiến lược định giá đồng thời nên tìm hiểu thêm về sơ đồ cấu trúc công ty
Đề án dịch vụ cố vấn chuyên nghiệp PMP của nhóm thí sinh Trần Hậu Minh Phương và Nguyễn Dương Thanh Thảo được đánh giá thú vị, kỹ năng trình bày mang tính thuyết phục cao tuy nhiên cần làm rõ thêm về chiến lược hoạt động, kế hoạch nhân sự và xác định lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ là các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong cùng lĩnh vực
Ban giám khảo chụp hình lưu niệm cùng thí sinh trong buổi thi chiều 15/9

>Nuôi đam mê kinh doanh từ giảng đường

>Nhà khởi nghiệp trẻ: Cần thoát khỏi tư duy sinh viên

>Bí quyết lập đề án kinh doanh cho nhà khởi nghiệp

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tính khả thi của đề án: Không chỉ là những con số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO