Sản xuất giấy từ phân bò

VIỆT NGÂN| 10/01/2014 00:58

Dùng phân bò để làm ra giấy thân thiện với môi trường (Poopy paper) là ý tưởng của nhóm 5 sinh viên thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM)..

Sản xuất giấy từ phân bò

Dùng phân bò để làm ra giấy thân thiện với môi trường (Poopy paper) là ý tưởng của nhóm 5 sinh viên thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM). Nếu sản phẩm này được thị trường đón nhận sẽ góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.

Đọc E-paper

>Khăn quê lên phố
>Ước mơ treo trên... cây mía
>
Trị mụn bằng thảo dược

Ngô Ngọc Quỳnh Như, sinh viên Trường Đại học Quốc tế, thành viên của nhóm, cho rằng, hiện các sản phẩm thân thiện với môi trường như chế phẩm sinh học, sản phẩm tái chế được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trên thế giới.

Việc sử dụng các sản phẩm này ngày càng trở thành xu hướng chung nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm các nguồn nguyên liệu quý báu đang dần cạn kiệt. Ở Việt Nam, giấy tái chế là mặt hàng được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên, nguồn nguyên liệu để sản xuất chúng đa phần từ các loại giấy đã qua sử dụng như giấy vệ sinh, giấy tập...

Chưa có sản phẩm nào được sản xuất trực tiếp từ những nguyên liệu sinh học như rơm hay chất thải của động vật ăn cỏ. Ý tưởng của nhóm cũng bắt đầu hình thành từ thực tiễn trên.

"Trên thực tế, nguồn cellulose còn sót lại trong phân bò sau quá trình tiêu hóa tương đối nhiều, chiếm từ 30 - 40% khối lượng. Vì biết cellulose là thành phần chính để làm giấy, nên cả nhóm đã tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô để cho ra sản phẩm đầu tiên", thành viên Vũ Thị Huyền Trang mô tả quá trình hình thành sản phẩm.

Khi bắt tay vào làm, nhóm cũng không tránh khỏi những khó khăn như phải đảm bảo được chất lượng giống với chất lượng trong phòng thí nghiệm, quản lý được chuỗi sản xuất, vượt qua rào cản tâm lý người dùng...

Cả nhóm đã làm việc cật lực hơn, có những hôm thức đến 2 - 3 giờ sáng miệt mài thực hiện ý tưởng. Nhóm nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số anh chị làm trong ngành giấy, giảng viên.

"Tụi em dự định sẽ đem ý tưởng này đến các cuộc thi về kinh doanh khác nữa để có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn sản phẩm trước khi đưa vào thực tế”, thành viên Trần Thanh Minh Tuyền cho biết.

Để hiện thực hóa ý tưởng của dự án, nhóm đã nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu của thị trường đối với dòng sản phẩm giấy tái chế, cũng như khảo sát thêm yếu tố tâm lý người tiêu dùng đối với sản phẩm này.

Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Malaysia, Myanmar, Sri Lanka... đã sản xuất thành công giấy từ phân voi, phân bò hay phân trâu dùng để làm đồ lưu niệm, đồ mỹ nghệ nhằm phục vụ cho quảng bá du lịch.

Ở Việt Nam, người tiêu dùng còn khá dè dặt vì một số yếu tố như tính an toàn, chất lượng và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm sinh học tái chế đều phải trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được đưa ra thị trường.

Ngoài ra, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên sản xuất sản phẩm này; việc "sinh sau đẻ muộn" cũng đem đến lợi thế an toàn cho sản phẩm khi áp dụng công nghệ sản xuất tương đương.

"Chướng ngại lớn nhất chính là tâm lý ưa chuộng những sản phẩm quen thuộc ở người tiêu dùng, họ ít hào hứng đón nhận những dòng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm tái chế.

Tuy nhiên, với sản phẩm của mình, chúng em mong muốn tạo được một xu hướng tiêu dùng mới đối với hàng hóa tái chế, không chỉ riêng trong ngành giấy mà còn với nhiều ngành công nghiệp khác", thành viên Nguyễn Võ Thanh Hoàng cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sản xuất giấy từ phân bò
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO