10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp

Nguồn LHDN - dịch BÁCH HỢP| 04/09/2010 00:06

Bên cạnh việc có ý tưởng tuyệt vời, tìm hiểu xem bạn cần phải làm những gì trước khi khởi nghiệp.

10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp

Bên cạnh việc có ý tưởng tuyệt vời, tìm hiểu xem bạn cần phải làm những gì trước khi khởi nghiệp.

Mời các bạn theo dõi bài "10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp" do Kim Quy trình bày.

1. Điều tra chi tiết về ngành kinh doanh

Khi bắt đầu làm doanh nhân, điều đầu tiên là tìm hiểu xem ngành nào thích nhất với phong cách và tài năng của bạn.

Khi bắt đầu làm doanh nhân, điều đầu tiên là tìm hiểu xem ngành nào thích nhất với phong cách và tài năng của bạn. Những ngành “hot” nhất để khởi nghiệp hiện nay là kỹ thuật số (như ứng dụng điện thoại di động), sức khỏe (sản xuất thức uống tăng lực), xa xỉ phẩm (trang sức phụ kiện)…

Trò chuyện với luật sư, tư vấn gia, chuyên gia. Bên cạnh đó, internet là công cụ hiệu quả để tìm kiếm thông tin toàn cầu. Ngoài ra, nếu cần, đăng ký học những lớp kinh doanh, tiếp thị, bán hàng rồi đề xuất ý tưởng của mình làm bài tập nhóm để mọi người cùng xây dựng kế hoạch sơ bộ. Thông qua lớp học, bạn cũng có thể tiến hành nghiên cứu thị trường không mất tiền.

2. Đánh giá mức độ cạnh tranh

Ghé thăm những cửa tiệm cùng ngành hoặc bán cùng sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn muốn mở nhà hàng, hãy liệt kê danh sách những nhà hàng trong khu vực mình muốn kinh doanh; xem qua thực đơn, giá cả và những chi tiết phụ trợ như nhà để xe, quầy bar.

Tiếp theo, để ý xem khách hàng của họ như thế nào? Là thanh thiếu niên, sinh viên học sinh, nhân viên công ty, hay là các gia đình?

Bên cạnh đó, bạn đến ăn thử, vào website, tìm đọc bài viết về các nhà hang; rồi thông qua những liên kết sâu rộng trên website để tìm thong tin nhà cung ứng và thực khách “ruột” của họ.

Mục tiêu của bạn là tìm hiểu xem đối thủ đang làm những gì để làm tốt hơn thế.

3. Tự nhìn lại mình

Bạn có thể chợt nảy ra ý tưởng kinh doanh khi đang trò chuyện với ban bè, hoặc đang dùng bữa tối. Những ý tưởng tình cờ có thể rất lý thú đầy triển vọng. Nhưng để thành một sự nghiệp kinh doanh thì cần nhiều hơn thế. Phải có kế hoạch.
Một vấn đề khác cần xem xét là khả năng tài chính cá nhân. Phải nắm rõ mình có khả năng chi trả đến đâu.

4. Tính toán nhiều đến tài chính

Bạn có thể một mình đầu tư cho công ty? Hay bạn cần một khoản đầu tư nhỏ từ người khác? Bạn có thể kiếm người thân trong gia đình hoặc bạn bè làm nhà đầu tư? Hay bạn xin trợ giúp của quỹ đầu tư mạo hiểm? Tài chính là câu hỏi óc búa cho bất kỳ doanh nhân nào. Và bạn cần nắm rõ cách thức quyên vốn.

Để rút tiền từ nhà đầu tư, bạn phải có ý tưởng tuyệt vời và biết cách thuyết phục mọi người ý tưởng đó sẽ biến thành sơ sở kinh doanh có lời.

Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể nhờ vốn bản thân và chút ít tiền tiết kiệm của gia đình, bạn bè. Nhưng khi phát triển, bạn nhất định cần vốn, nhiều vốn. Vậy nên, ngay từ những phút đầu tiên, hãy tìm nhà đầu tư mạo hiểm và hoàn thiện dần kế hoạch kinh doanh để thuyết phục nhà đầu tư thành công.

5. Xây dựng ý tưởng ấn tượng

Adrienne Simpson

Adrienne Simpson thành lập Smooth Mooove sau lần dọn nhà cho mẹ. Chị đã nghĩ đơn giản là xếp tất cả vào thùng rồi mang đi, nhưng mẹ chị ra lệnh: cái này đem đi, cái này quăng luôn, cái này giữ lại cho người khác…

Thế là chị mới nảy ý tưởng thành lập công ty dịch vụ chuyển nhà cho người cao tuổi. Công ty còn có những gói dịch vụ bổ trợ như đóng thùng, lau dọn nhà cửa, sửa soạn phòng ốc, môi giới nhà đất, quyên góp từ thiện…

Nhưng như vậy dường như vẫn chưa đủ, vì việc kinh doanh của công ty đang chựng lại. Simpson cho biết: “Tôi biết cách điều hành một công ty đang tồn tại, nhưng không biết làm sao dựng nền tảng đầu tiên”. Thế là chị phải mở rộng dịch vụ từ A đến Z. Nhân viên công ty bao trọn gói mọi việc.

Chuyển nhà xong thì treo quần áo vào tủ, trải giường, mua đồ ăn chất đầy tủ lạnh dự trữ cho chủ nhà… Khách hàng bước vào nhà mới gọn hơ như bước vào khách sạn.

6. Tìm cố vấn

Bạn cần ý kiến đóng góp từ nhiều người ở nhiều vấn đề, từ chiến lược kinh doanh, xây dựng mạng lưới quan hệ, cho đến cân bằng đời sống gia đình và công việc. Khi tìm người tư vấn cho doanh nghiệp, bạn phải xác định mình cần những phẩm chất ưu tiên nào.

Lois Zachary, Chủ tịch Công ty Dịch vụ Hỗ trợ Lãnh đạo gợi ý bạn nên có một danh sách những yêu cầu. Nhà tư vấn cần biết lắng nghe? Có quan hệ rộng? Chuyên về tiếp thị? Nếu may mắn cực kỳ, bạn có thể tìm người thỏa mãn tất cả những yêu cầu mình đề ra. Nhưng nếu không, bạn cũng phải hiểu rằng mình cần có những ưu tiên.

Sau đó, cũng cần phân biệt rõ: những phẩm chất hay tài năng nào của người cố vấn mà bạn muốn? Còn phẩm chất hay tài năng nào là bạn thật sự cần? Cố vấn cho doanh nghiệp có thể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp trước đây, thậm chí có thể là đối thủ cạnh tranh không trực tiếp.

7. Chọn tên

Đặt tên cho doanh nghiệp là công đoạn rất quan trọng. Cái tên đẹp tồn tại dài lâu và có ý nghĩa tôn vinh giá trị và đặc điểm của doanh nghiệp.

Nếu chạy vòng vòng với danh sách những cái tên đẹp rồi hỏi xin ý kiến từng người quen thì sẽ bị rối trí. Công ty chuyên về đặt tên doanh nghiệp có vài gợi ý sau cho bạn: chú ý đến văn hóa doanh nghiệp, điểm độc đáo của doanh nhân, thông điệp cần chuyển tải đến khách hàng.

Anh Phillip Davis, nhà sáng lập một công ty đặt tên doanh nghiệp hỏi khách hàng câu đầu tiên là: “Bạn muốn nổi bật hay hòa nhập?” Câu hỏi đó có vẻ dư thừa, vì hình như ai cũng muốn nổi bật? Nhưng Davis tiết lộ rằng: một số doanh nghiệp, chẳng hạn như ngành dịch vụ tài chính, không cần nổi bật mà cần sự tín nhiệm dài lâu.

Nhưng đúng là hầu hết doanh nghiệp luôn cần sự xuất hiện nổi bật và ấn tượng.

8. Túm lấy chiến lược tiếp thị

Dù hiện tại chưa đủ tiền để thuê người, nhưng cũng đừng quên tìm kiếm người tài thích hợp cho doanh nghiệp tương lai.

Chủ doanh nghiệp không cần là chuyên gia tiếp thị. Nhưng nếu muốn xây dựng một ý tưởng thành công ty thì phải biết ít nhiều về chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.

Doanh nghiệp mới thành lập cần nghĩ đến trước tiên là: đối tượng khách hàng mình nhắm đến. Và bằng cách lập bảng hỏi, phiếu khảo sát, bạn sẽ bước đầu thu hút chú ý của họ đến doanh nghiệp.

Một chiêu tiếp thị khác là hợp lực với doanh nghiệp khác (ví dụ như tiệm bánh và quán nước trong cùng một lầu khu thương xá) để kích thích quan tâm khách hàng đến, và cả hai bên đều có lợi.

Một nhân tố quan trọng của tiếp thị thời đại mới là xây dựng website qua mạng xã hội như Facebook, Tweeter. Nghiên cứu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trực tuyến để thu hút và làm nổi bật website của mình.

9. Kiểm tra kỹ trước khi thực thi

Bạn tin chắc ý tưởng của mình đột phá? Bạn bảo đảm bao nhiêu phần trăm thành công? Cách tốt nhất để kiểm định khả năng của ý tưởng là bạn phải thử làm người đi chào bán, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đó rộng khắp. Lập bảng khảo sát, phiếu đánh giá, và gửi đến nhóm khách hàng tiềm năng.

Phải hiểu khách hàng của mình, từ bước “yêu thích” đến bước “bỏ tiền ra mua” rất dài. Giá cả như vậy có hợp lý chưa? Khách hàng tiềm năng thường nói gì về sản phẩm? Họ khen ngợi những tính chất nào? Họ cần các cải thiện ra sao?

Câu trả lời của những câu hỏi đó có thể giúp bạn phát triển ý tưởng sát hợp với thực tế hơn.

10. Bắt đầu tìm kiếm người tài cho tương lai

Vẫn còn sớm, nhưng cũng đừng quên khi thành lập doanh nghiệp rồi thì sẽ có ngày nó phát triển. Dù hiện tại chưa đủ tiền để thuê người, nhưng cũng đừng quên tìm kiếm người tài thích hợp cho doanh nghiệp tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO