“Phần tiếp theo” của Hollywood

Chiêu Anh| 30/05/2019 09:29

Các series phim nhiều phần đang làm vui lòng người hâm mộ và làm giàu cho các hãng phim. Nhưng trong một thế giới thay đổi chóng mặt, những gì quen thuộc và lặp lại có thể sẽ không tốt cho sự sáng tạo của Hollywood?

“Phần tiếp theo” của Hollywood

Cảnh trong phim phần tiếp theo Avengers

Phần tiếp theo luôn “ăn khách”

Sắp tới, các phần tiếp theo của series Star WarsAvatar sẽ chia nhau“oanh tạc”mùa Giáng sinh từ năm 2021 đến 2027. Lịch ra mắt mới nhất của Disney cũng hứa hẹn thêm tám bộ phim chuyển thể từ truyện tranh Marvel vào trước năm 2022. Cùng lúc đó, năm nay chào đón không chỉ một loạt phim phần tiếp theo “khổng lồ” của Avengers, X-Men, Frozen, Toy Story, Spider-Man, The Lego Movie và Star Wars, mà còn của cả các series nhỏ như Godzilla, Men in Black, Shaun the Sheep, Angry Birds, Kingsman, Zombieland, Shaft và thậm chí là Rambo. Chưa bao giờ các phần phim tiếp theo của Hollywood lại nhiều và đa dạng đến thế.

Trở lại quá khứ, bộ phim The Fall of a Nation ra mắt năm 1916 từng là phần tiếp theo của Birth of a Nation (1915). Nhưng vào thời điểm đó, những phần tiếp theo chủ yếu là phim hạng B rẻ tiền được sản xuất để sử dụng lại phim trường, trang phục và đạo cụ. Còn hiện nay, mỗi phim tiếp theo trong một series ngày càng quy mô hơn và đắt đỏ hơn. Kinh phí ba phần tiếp theo của series Avengers đều trên 300 triệu USD, nhiều hơn hẳn so với The Avengers (2012) chỉ tiêu tốn 220 triệu USD.

2Batman-v-Superman-Dawn-of-Jus-6895-9821

Cảnh trong phim phần tiếp theo Batman v Superman

Và nếu trong quá khứ, làm phần tiếp theo có thể chỉ là tiết kiệm chi phí, thì hiện nay doanh thu là một yếu tố quan trọng hơn nhiều. Chẳng hạn Avengers: Endgame (Hồi kết) đã trở thành bộ phim thu về 2 tỷ USD nhanh nhất từ trước đến nay, đồng thời vượt hơn 1 tỷ USD tổng doanh thu của bộ phim mở đầu series. Trong 10 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại (chưa điều chỉnh lạm phát) thì sáu phim (Star Wars: The Force Awakens - 2,068 tỷ USD, Avengers: Infinity War - 2,048 tỷ USD, Jurassic WorldPark 4 - 1,672 tỷ USD, Furious 7 - 1,516 tỷ USD, Avengers: Age of Ultron - 1,405 tỷ USD, Black Panther - 1,347 tỷ USD) là phần tiếp theo được ra mắt trong vòng bốn năm trở lại đây.

Nhưng có một điều quan trọng hơn cả doanh thu là độ tin cậy của phần tiếp theo. Bộ phim Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió - 1939; kinh phí 3,9 triệu USD; thu hơn 400 triệu USD) có doanh thu cao nhất mọi thời đại của Mỹ (đã điều chỉnh lạm phát) không phải là phần tiếp theo. Nhưng với một siêu phẩm gốc không ai có thể biết được rằng sẽ thành công hay không, bất kể kinh phí có nhiều đến đâu hay dàn diễn viên nổi tiếng đến mức nào.

Cạn kiệt ý tưởng sẽ rất “nguy hiểm”

Các phần tiếp theo thành công, vì ít gặp rủi ro hơn, khi tất cả những người liên quan biết chính xác đang đối phó với cái gì và phim đạt được những yêu cầu gắt gao của khán giả. Không thứ gì có thể kích thích khán giả hơn thứ mà nền công nghiệp điện ảnh Hollywood gọi là “biết trước” (khán giả đã thân thuộc với phim).

Điện ảnh Hollywood đã học được sự hiệu quả của hiện tượng này khi bị truyền hình “cướp” khán giả trong những năm 1960. Khi ấy, dù ra mắt  nhiều phim “khủng”, nhưng “bom xịt” như Cleopatra (1963) và Hello Dolly (1969) đã đưa Hoolywood đến ngõ cụt. Rồi họ phát hiện ra tiềm năng vô biên của Jaws (Hàm cá mập, 1975), Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao, 1977) và đã điều chỉnh lại các chiến thuật cho phù hợp.

Các series này sau đó đã hớp hồn những thanh thiếu niên thế hệ mới đến với nền điện ảnh đang lên của những năm 1980. Từ đó, những phần phim tiếp theo chưa bao giờ phải lùi bước. Việc dựa trên vô số series có sẵn để khai thác sâu hơn những bộ phim phần tiếp theo đã giúp xây dựng nên “Vũ trụ điện ảnh” DC hay Marvel. Những phần tiếp theo cũng thường hoàn hảo hơn so với phần trước, thậm chí vượt lên rất xa. Chúng giúp các nhân vật được phát triển, những thế giới được mở rộng và cốt truyện được chăm chút hơn. Nhưng phần tiếp theo cũng gặp phải nhiều vấn đề, trong đó cạn kiệt ý tưởng chắc chắn sẽ rất nguy hiểm.

Những con “quái vật” mang tên “phần tiếp theo” đang “giết” những ý tưởng mới, phá hủy huyết mạch của hoạt động sáng tạo. Nó sửa lỗi ngắn hạn cho các bộ phim bằng cách “hy sinh” sức khỏe lâu dài của chúng. Do vậy đãcó rất nhiều phần tiếp theo như Jaws: The Revenge, Batman and Robin, Superman IV, Blair Witch 2, Transformers: Revenge of the Fallen, The HangoverIIIII, Sex and the City 2... không xuất sắc. Năm 2013, đạo diễn Steven Spielberg của các series có phần tiếp theo“ăn khách”đã dự đoán, phim kinh phí “khủng” sẽ sụp đổ và tạo nên “một cú nổ lớn”.

(Theo Theguardian.com)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Phần tiếp theo” của Hollywood
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO