Tiếng nói của các hội: Cần thiết nhất là lúc này!

VƯƠNG TƯỜNG| 06/06/2009 09:36

Các hội đoàn, câu lạc bộ, tổ chức dành cho doanh nghiệp đang là nơi được mong đợi, trông cậy nhất của các thành viên trong lúc này. Với vai trò của mình, các đơn vị này có thể tập hợp, chia sẻ thông tin, kết nối các thành viên, đối tác, phản ánh ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp lên các cơ quan chức năng, thậm chí, khả năng lớn hơn là kiến tạo các cơ hội mới...

Tiếng nói của các hội: Cần thiết nhất là lúc này!

Các hội đoàn, câu lạc bộ, tổ chức dành cho doanh nghiệp đang là nơi được mong đợi, trông cậy nhất của các thành viên trong lúc này. Với vai trò của mình, các đơn vị này có thể tập hợp, chia sẻ thông tin, kết nối các thành viên, đối tác, phản ánh ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp lên các cơ quan chức năng, thậm chí, khả năng lớn hơn là kiến tạo các cơ hội mới... Nhưng vòng quanh một số hội, câu lạc bộ, vẫn còn nhận được câu trả lời rằng: “Chúng tôi chưa có hoạt động gì cụ thể”. Bên cạnh đó, một số hội khác đang thể hiện rõ sự cố gắng của mình.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ: từng cá nhân doanh nghiệp rất khó lên tiếng

- Sau khi đã tháo gỡ được vấn đề nguồn vốn, lãi suất, ngành mỹ nghệ - chế biến gỗ gặp khó khăn không phải do nguyên nhân nội tại nữa, mà là thị trường đầu ra. Năm 2008, đồ gỗ xếp thứ 3 trong nhóm hàng xuất khẩu mạnh nhất của VN nhưng đến nay, thị trường lớn nhất của đồ gỗ nước ta là Mỹ đã bị khủng hoảng trầm trọng. Vì vậy, vấn đề hiện nay của các doanh nghiệp ngành này là phải nỗ lực tìm thị trường tiêu thụ. Có người mua thì mới sản xuất được.

Duy trì, phục hồi sản xuất thôi, chưa đủ! Vấn đề hiện nay của các doanh nghiệp là phải có đầu ra

Vai trò của các hội luôn luôn rất quan trọng, ngay cả lúc tình hình còn thuận lợi chứ không đợi đến khi khó khăn như bây giờ. Nhà nước không phải là thánh để có thể nhìn thấy được hết vấn đề khó khăn của từng ngành nghề, doanh nghiệp. Mà từng cá nhân lại rất khó lên tiếng, nên tiếng nói của tổ chức hội là vô cùng cần thiết để phản ánh tình hình và đề xuất giải pháp. Khi các hội nói, Chính phủ sẽ nghe, tiếp nhận và có giải pháp. Đó là những gì chúng tôi đã làm được trước đây khi gặp vấn đề về vốn, thuế suất.

Còn nay, khi khó khăn nằm ở đầu ra, chúng tôi đang cố gắng xúc tiến thương mại rất mạnh. Hội chợ Vifa vào tháng 3 tới đây tại Q.7, TP.HCM, chúng tôi đã kiến nghị để doanh nghiệp được hỗ trợ 50% phí tổ chức gian hàng. Còn hội chợ Las Vegas (Mỹ) vào tháng 9 tới, chúng tôi đã tìm cách để doanh nghiệp được miễn 100% loại phí này, đồng thời đang cố gắng “xin” thêm từ Ngân hàng BIDV tiền đi lại, ăn ở. Nếu được duyệt, thì các doanh nghiệp sẽ đi hội chợ không tốn tiền.

Ngành đồ gỗ nói riêng và các ngành hàng xuất khẩu khác nói chung đều không hề lạc quan rằng tình hình sẽ có thể sáng sủa lên trong sáu hay tám tháng tới, bởi dù kinh tế trong nước có ổn định lại, thì thị trường đầu ra của các doanh nghiệp vẫn chưa thể có. Vì vậy, hiện nay chúng tôi đang tìm cách hướng sang thị trường Nga và Trung Đông để tìm cơ hội xuất khẩu mới. Đây là những thị trường mà có thể sẽ có các doanh nghiệp nhân lúc vật giá đi xuống để tranh thủ xây dựng. Nhưng chuyển đổi thị trường là chuyện không đơn giản hay có thể làm trong vài tháng. Chúng tôi còn phải xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để họ biết mình là ai, họ mới mua hàng. Nói chung, những người phụ trách đối nội lẫn đối ngoại của Hội chúng tôi đều đang hoạt động hết công suất.

Bà Vũ Thị Minh Hằng, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp các khu công nghiệp TP.HCM: chúng tôi đang khảo sát

- Chúng tôi cũng ghi nhận tình hình của các doanh nghiệp nhưng muốn tổ chức cuộc khảo sát để có thông tin và gom thành nhóm chính xác hơn. Cuộc khảo sát chính thức bắt đầu trong tuần này, được đặc biệt làm cho năm 2009 để nắm bắt khó khăn và lắng nghe phản ánh, nhu cầu của các doanh nghiệp thành viên. Hiện Hiệp hội chúng tôi đang có 740 thành viên. Chương trình sẽ tiếp cận các doanh nghiệp tiêu biểu để khảo sát cụ thể, còn bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia phản hồi thông tin cho cuộc khảo sát đều được chào đón. Kết quả sẽ có vào tháng 3, được công bố trên website của Hội. Tình hình khó khăn, phản ánh, kiến nghị của các doanh ngiệp sẽ được tổng hợp để gởi đến đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước và các cấp lãnh đạo khác.

Ông Bùi Trọng Nguyên – Tổng thư ký Hội Dệt - May - Thêu - Đan: tất cả doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nhiều

- Cách đây 10 ngày, chúng tôi cũng tiến hành một cuộc khảo sát nhanh để nắm tình hình của hội viên. Cho đến lúc này đã có gần 30 doanh nghiệp phản hồi và chúng tôi vẫn đang tiếp tục thu nhận thông tin. Các doanh nghiệp dệt may cho biết đơn hàng sút giảm mạnh. Các đơn hàng có được cũng chỉ cầm chừng trong một tháng. Các đơn hàng dài hạn thì không rõ ràng, nghĩa là doanh nghiệp không có được những hợp đồng trước hai, ba tháng để sản xuất như trước. Không riêng các doanh nghiệp xuất đi Mỹ hay EU, mà tất cả các thị trường đều giảm sút, kể cả doanh nghiệp có đầu ra là thị trường trong nước. Tuy nhiên, hiện chúng tôi chưa thấy rõ rệt hiện tượng phải đóng cửa nhà máy hay sa thải công nhân hàng loạt. Các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng cầm cự bằng các đơn hàng tạm, duy trì sản xuất.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, hội chúng tôi đang tích cực thu thập thông tin. Hiện cũng có một số khách hàng, tổ chức, đặc biệt là các công ty Nhật muốn tận dụng thuế suất thấp để đặt hàng với VN. Chúng tôi đang tiếp nhận thông tin và sẽ giới thiệu cơ hội cho các hội viên của mình. Đồng thời, chúng tôi cũng phối hợp với các đơn vị khác để tổ chức các đoàn đi tìm hiểu thị trường. Tháng 3 sẽ có một đoàn đi Hongkong và Trung Quốc để tìm hiểu cả thị trường đầu ra và thị trường phụ liệu. Còn trong tháng 4 sẽ có một đoàn đi Mỹ để xem tình hình biến động cụ thể như thế nào và tìm kiếm đơn hàng mới.

Bà Nguyễn Thị Huê – Chủ nhiệm CLB nữ doanh nhân Sài Gòn: thời hạn bù lãi suất quá ngắn

- Trong tình hình này, hỗ trợ hội viên chắc chắn là việc phải làm của các hội. Nhưng ăn thua nằm ở vai trò của Nhà nước. Như chính sách bù lãi suất, với nhiều hội viên của chúng tôi, thời hạn hỗ trợ chỉ có vài tháng như thế là quá ngắn nên không dám vay. Chị em chúng tôi đang động viên nhau vượt qua. Chúng tôi tranh thủ tham dự mọi phiên họp của các cấp, chia sẻ thông tin cho nhau và trực tiếp kiến nghị, phát biểu tại các cuộc họp này. Chúng tôi cũng đã đề xuất lên Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM về việc bảo lãnh để được vay tín chấp tại Quỹ tín dụng Nhà nước nhưng chưa được phản hồi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tiếng nói của các hội: Cần thiết nhất là lúc này!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO