"Nhấn nút" cho kinh tế tư nhân phát triển

HUỲNH VĂN MINH - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Kinh tế - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM| 16/05/2017 06:45

Hội nghị Trung ương 5 vừa kết thúc đã đề ra ba nghị quyết quan trọng (về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế).

Hội nghị Trung ương 5 vừa kết thúc đã đề ra ba nghị quyết quan trọng (về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế).  

Đọc E-paper

Đây là ba nghị quyết để thực hiện mục tiêu "phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm" nhằm xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong đó, Trung ương đặc biệt quan tâm đến nghị quyết về kinh tế tư nhân với mong muốn để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của chúng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ kỳ thị, coi nhẹ đã thừa nhận kinh tế tư nhân là một trong những động lực và đến nay là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Trên thực tế kinh tế tư nhân đã ngày càng phát triển, tỷ trọng GDP chiếm 39 - 40%, đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh...".

Tuy nhiên, theo tôi, con số 39 - 40% GDP do khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Có thể nói, nguyên nhân làm hạn chế kinh tế tư nhân phát triển là do chưa đánh giá đúng vai trò của kinh tế tư nhân, do thiếu sự cộng tác - cộng đồng trách nhiệm để cùng gánh vác nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đặc biệt, khâu đề ra giải pháp thực hiện các chủ trương, chính sách còn chậm chạp, thiếu độ thông thoáng, thiếu sự an toàn, ổn định. Thực trạng này kéo dài làm cho một bộ phận không nhỏ kinh tế tư nhân không lớn nổi (hoặc không muốn lớn, sợ lớn...).

Đầu nhiệm kỳ Khóa XI, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 09 (ngày 9/12/2011) về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đầu nhiệm kỳ Khóa XII, cụ thể là Hội nghị Trung ương 5 đã ra nghị quyết xác định "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng". Đây chính là động thái thiết thực nhằm "nhấn nút" cho kinh tế tư nhân phát triển.

Đường lối xuyên suốt, nhất quán của Đảng là quyết tâm đổi mới, đưa nước ta trở thành một nước phát triển có nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong đó xác định kinh tế tư nhân là động lực. Chủ trương đúng, hợp lòng dân và doanh nghiệp, vấn đề còn lại là làm như thế nào, làm bằng cách nào, ai làm, lúc nào làm, lúc nào xong?

Từ đó, tôi đề nghị trong cuộc gặp giữa Thủ tướng với doanh nghiệp vào ngày 17/5, cần yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải báo cáo rõ những gì đã làm được, đang làm và những gì còn tồn tại; làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan (đặc biệt là nguyên nhân chủ quan) để Chính phủ có những chỉ đạo tiếp theo, cụ thể hơn. Có làm được như vậy thì cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và Thủ tướng mới thực sự có ý nghĩa và hiệu quả.

>>Kinh tế tư nhân đứng trước “chủ nghĩa thân hữu”

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Nhấn nút" cho kinh tế tư nhân phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO