Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính

14/03/2012 00:32

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, hiện nay có khoảng 60% doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa sản xuất sút kém, không đủ vốn để sản xuất; chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng.

Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính

Nhân Hội nghị lãnh đạo TP gặp gỡ doanh nghiệp đầu năm (ngày 13/3) tại khách sạn Kim Đô, do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức, nhiều DN đã có ý kiến phản ánh với mong muốn sớm được tháo gỡ khó khăn trước mắt và có chính sách ổn định lâu dài. Để phản ánh được đầy đủ các khó khăn của DN đang đối mặt, tạo cơ sở cho việc thay đổi chính sách bám sát thực tiễn, DNSG sẽ mở chuyên mục “Ý kiến doanh nghiệp” định kỳ.

>>Giúp doanh nghiệp vượt khó: Gỡ từng bước...

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, hiện nay có khoảng 60% doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa sản xuất sút kém, không đủ vốn để sản xuất; chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng.

Mặc dù lãi suất có dấu hiệu giảm trong thời gian từ sau Tết đến nay, nhưng vẫn còn cao và khiến DN khó có thể tạo ra được lợi nhuận.

Bên cạnh đó, hàng loạt khó khăn vẫn chưa được giải quyết như: chi phí đầu vào tăng cao, chính sách thuế còn bất cập, mặt bằng sản xuất không ổn định, khó khăn về lao động...

Đối mặt với hàng loạt khó khăn trên, ước tính đã có khoảng trên 10.000 DN tại TP.HCM đã giải thể. Đây là con số lớn nhất trong 20 năm qua.

Nhân Hội nghị lãnh đạo TP gặp gỡ doanh nghiệp đầu năm (ngày 13/3) tại khách sạn Kim Đô, do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức, nhiều DN đã có ý kiến phản ánh với mong muốn sớm được tháo gỡ khó khăn trước mắt và có chính sách ổn định lâu dài.

Để phản ánh được đầy đủ các khó khăn của DN đang đối mặt, tạo cơ sở cho việc thay đổi chính sách bám sát thực tiễn, DNSG sẽ mở chuyên mục “Ý kiến doanh nghiệp” định kỳ.

Ông Nguyễn Đình Đầy - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Kỹ thuật (IDT):

Chưa được quan tâm đúng mức

Có ba vấn đề mà các nhà quản lý cần phải xem xét. Trước hết là việc quy hoạch, tổ chức trong và ngoài khu công nghiệp (KCN). Theo đó, quy hoạch KCN hiện nay chưa có tầm nhìn dài hạn, ít nhất phải 30 - 40 năm.

Ví dụ như KCN Tân Bình mới đi vào hoạt động (xây dựng tháng 8/1998), nay lại phải di dời, trong khi doanh nghiệp (DN) đã đầu tư nhà xưởng và ổn định sản xuất tại đây.

Hơn nữa, việc một số KCN hiện đang được quy hoạch xen lẫn khu dân cư về sau sẽ gây áp lực lớn về mặt giao thông, vận chuyển của DN. Đó là chưa nói đến vấn đề môi sinh.

Các nhà phát triển KCN cũng cần xem xét chuyện hiện thực hóa chỗ lưu trú cho công nhân theo đúng cam kết như khi xin lập KCN. Điều thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là môi trường và phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở các KCN.

Đây là hệ quả của việc quy hoạch và phân bổ ngành nghề chưa hợp lý trong các khu hiện nay. Ngành thực phẩm làm sao sắp xếp cùng với cơ khí, may mặc hay thức ăn gia súc? Thêm vào đó, 50% KCN vẫn chưa có hệ thống PCCC tốt.

Nhiều doanh nghiệp lấn chiếm hành lang PCCC, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng cuối cùng, chính bản thân DN kiến nghị lại bị kiểm tra gắt gao.

Riêng đối với ngành cơ khí chế tạo máy, dù số lượng việc làm tạo cho xã hội ít nhưng giá trị gia tăng mà ngành mang đến không nhỏ. Thế nhưng chúng tôi chưa được quan tâm đúng mức, phải “tự lực cánh sinh” từ nguồn vốn sản xuất cho đến giải quyết các vấn đề rủi ro và xây dựng thương hiệu công nghiệp...

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM:

Thấy trước nghịch lý

Từ đầu năm đến nay, chi phí đầu vào trong sản xuất đã tăng đến 20% do ảnh hưởng lạm phát. Trong khi các quốc gia cung cấp nguyên liệu khác như Brazil, Mỹ... đã kịp thời đưa ra các chính sách hỗ trợ, giữ nguyên giá bán để dòng hàng vẫn luân chuyển tốt, thì các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, từ bao bì, đinh ốc... đều tăng mạnh.

Nguyên nhân là do Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ DN trong việc đối đầu với lạm phát. Chính vì điều này mà DN trong ngành chế biến gỗ khá khó khăn trong kế hoạch sản xuất.

Vì thế, trong khi DN nước ngòai đang đổ xô về Việt Nam đặt hàng, thì DN trong nước thì lại hết sức dè dặt. Họ không dám mở rộng sản xuất hay đầu tư trong giai đoạn này bởi rủi ro quá cao. Dự báo thị trường sẽ chứng kiến đợt biến động về giá nhân công, giá nguyên liệu, giá điện, giá vận chuyển...

Chưa thể biết được mức độ tăng của các chi phí này như thế nào nhưng nhận đơn hàng trong giai đoạn này, với mức giá hiện nay là cầm chắc lỗ, còn đẩy giá thành lên cao để giảm thiểu rủi ro thì khách hàng sẽ quay lưng.

Ông Ngô Văn Vị - Tổng giám đốc Viettronics Tân Bình:

Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính

Chúng ta nên phát huy mô hình kênh phân phối như Hàng Việt Nam Chất lượng cao để kích thức sức mua nội địa. Ngoài ra, chi phí vốn hiện vẫn còn khá cao nên DN cần được hỗ trợ tiếp cận các khoản vay với lãi suất ưu đãi.

Ở khía cạnh khác, các cơ quan quản lý cần chia sẻ với DN bài toán phúc lợi cho người lao động (giá bán của DN trong nước thường thấp hơn DN nước ngoài 10%, trong khi lương thì đã được cào bằng). Mặt khác, phía hải quan cũng nên tạo điều kiện cho DN về thủ tục xuất - nhập khẩu.

Hiện nay, vấn đề này chỉ phục vụ cho DN xuất khẩu với số lượng lớn và chủ động được đơn hàng, còn những DN xuất khẩu bị động (DN tiếp cận thị trường nhỏ, lẻ) muốn ân giảm thuế nhập khẩu linh phụ kiện thường phải kê khai rất phức tạp (dù số lượng đơn hàng mẫu chỉ khoảng 1 container).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO